99% chúng ta đang bổ sung Canxi theo cách “thiếu mới cung cấp”

11/08/2017

Chưa có bình luận

1459257 lượt xem

Tâm lý chung của hầu hết mỗi chúng ta là khi các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trong đó có Canxi được cung cấp hằng ngày qua chế độ ăn uống, hấp thụ bao nhiêu được bấy nhiêu, và chỉ khi nào cơ thể thiếu chất gì, “lên tiếng” chúng ta mới “vội vàng” bổ sung dưỡng chất đấy. Thực tế, như bao dưỡng chất quan trọng khác, Canxi cần bổ sung đủ lượng hằng ngày, nhưng vì lý do nào đó chúng ta vô tình để cơ thể bị “đói” dưỡng chất này, chỉ đến khi lãnh trọn hậu quả mới giật mình nhận ra và “cuống cuồng” bổ sung canxi bù, nhưng bù được bao nhiêu chưa thấy, lại gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

99% chúng ta chưa hiểu đúng đủ về việc bổ sung canxi

99% chúng ta chưa hiểu đúng đủ về việc bổ sung canxi

Canxi cho cơ thể “thiếu thì đáng lo, thừa thì nguy hại”

Canxi – nguyên tố đứng thứ 5 trong danh sách các chất vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể, bởi vậy thiếu đi dưỡng chất này, đồng nghĩa cơ thể sẽ đối mặt với rất nhiều nguy hiểm.

PGS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tim thận, khớp nội tiết, Nguyên Phó Giám đốc Quân y Viện 103 đã từng chia sẻ “để rõ nhất hậu quả cũng như hệ lụy khi chúng ta để cơ thể thường xuyên thiếu Canxi, đầu tiên phải biết rằng cấu tạo của toàn bộ hệ xương chúng ta tới 99% là Canxi. Trong khi xương đảm nhận tới 5 chức năng cần thiết cho sự sống của cơ thể, đầu tiên là tạo hình và nâng đỡ, thứ hai là bảo vệ các cơ quan nội tạng, thứ ba giúp cơ thể vận động hằng ngày, thứ tư là tạo máu và thứ năm là kho dự trữ các dưỡng chất để cung cấp ngay khi cơ thể cần”.

Nếu thiếu bị thiếu canxi cơ thể sẽ như thế nào?

Vậy nếu thiếu Canxi, đồng nghĩa với tất cả chức năng mà bộ xương “gánh vác” cho cơ thể bị ảnh  hưởng từ trước mắt đến về sau này. Hậu quả nhãn tiền khi cơ thể thiếu Canxi là chức năng nâng đỡ, tạo hình bị ảnh hưởng, bởi các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng toàn bộ cơ thể, giúp cho người có tư thế đứng thẳng. Lúc này Canxi không đủ, tư thế đứng bị xiên vẹo, chân vòng kiếng, dáng không thẳng…

Thứ nữa chức năng bảo vệ của hệ xương cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi Canxi không được cung cấp đầy đủ, hàng loạt cơ quan nội tạng đang được sự bao bọc, bảo vệ của các bè xương như hộp sọ bảo vệ não bộ, cột sống bảo vệ tủy sống sẽ bị ảnh hưởng. Điển hình như trẻ nhỏ là lâu liền thóp, người trưởng thành khi bị va đập, tại nạn dễ gặp sang chấn, hậu quả nặng hơn như gãy rạn xương. Chỉ cần một va chạm nhỏ, xương yếu do thiếu Canxi cũng sẽ dễ bị rạn, gãy hơn.

Hậu quả của việc thiếu Canxi dễ “cảnh tỉnh” mọi người nhất có lẽ là ảnh hưởng tới chức năng vận động, đó là triệu chứng đau nhức, tê buồn ở các ống xương dài, cẳng tay, cẳng chân… giảm khả năng vận động, lao động, giảm chất lượng sống, gây bệnh loãng xương ở tuổi trung niên.

Một hệ quả nữa khi chúng ta để cơ thể thiếu Canxi, đặc biệt là hạ Canxi trong máu, nhẹ thì dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở.

Đặc biệt khi cơ thể thiếu Canxi, hệ xương không chắc khỏe đồng nghĩa với “kho dự trữ” các vi chất dinh dưỡng hay còn gọi là sức bền của cơ thể nghèo nàn, chúng ta có thể thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường và có thể dẫn tới bệnh xốp xương, loãng xương, tăng huyết áp, thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm… Thực tế cho thấy, chi phí nằm viện do loãng xương chiếm tới khoảng 14 tỷ USD mỗi năm, chỉ kém mỗi chi phí bệnh tim mạch.

Nếu dư thừa canxi, cơ thể sẽ gặp vấn đề gì?

Tuy nhiên, thừa Canxi hay Canxi không đi đến đích là xương, thì mối nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta đáng sợ hơn nhiều. Đầu tiên Canxi dư thừa sẽ bám lại ở ruột và gây táo bón, chưa kể Canxi ơ lửng rồi lắng đọng tại các mô mềm, thành mạch, gây xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, gây sỏi thận, rồi cách bệnh lý về tim mạch…

Bổ sung Canxi hằng ngày, thế nào vừa “đúng” lại “trúng”

Canxi –dưỡng chất quyết định sức khỏe bộ xương của chúng ta, nhưng rất tiếc cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ ngoài vào bằng nhiều cách. Tốt nhất bản thân mỗi người cần chủ động cung cấp dưỡng chất này từ khẩu phần ăn hằng ngày và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Việc để cơ thể thiếu Canxi không phải “đợi lâu” tới tuổi trung niên mới thấy là bị bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp như lâu nay chúng ta vẫn nghĩ. Tất cả những hậu quả trước mắt, hệ lụy lâu dài của việc cơ thể thiếu Canxi đều hiển hiện ngay trước mắt, trong từng giây, từng phút cuộc sống hằng ngày.

PGS. Trần Đình Ngạn đã từng cảnh báo “hãy chăm sóc sức khỏe xương từ khi còn trong bụng mẹ, nếu muốn có dáng chuẩn, đạt khối lượng xương đỉnh sau này, tránh được các bệnh xương khớp, đặc biệt là loãng xương khi về già. Đừng để xảy ra hậu quả gãy xương rồi mới vội vàng bổ sung Canxi và các dưỡng chất khác để chăm sóc bộ xương của mình, khi đó quá muộn”.

Bổ sung canxi là việc làm cần thiết ngay từ trong bụng mẹ

Bổ sung canxi là việc làm cần thiết ngay từ trong bụng mẹ

Còn theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe xương, để cụ ông 70 tuổi không bị loãng xương, tốt nhất hãy chăm sóc sức khỏe xương khớp, bổ sung đầy đủ Canxi cho cụ ông từ khi còn trong bụng mẹ.

Bổ sung Canxi cùng Vitamin D3, MK7 – không lo thiếu, chẳng sợ thừa

Theo khuyến cáo của WHO, mỗi ngày cơ thể cần trung bình từ 500 – 1000mg Canxi tùy theo từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển của từng người. Trên thực tế, lượng Canxi đó vẫn được chúng ta bổ sung hằng ngày một cách vô thức qua các bữa ăn. Cũng có nhiều người chủ động bổ sung Canxi bằng chế độ ăn giàu dưỡng chất này. Nhưng theo khảo sát của các tổ chức y tế, bữa ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu Canxi cho cơ thể, chưa kể lượng dưỡng chất này còn hao hụt trong quá trình chế biến, nấu nướng.

Chính vì thế cần chủ động bổ cung cấp đầy đủ cho cơ thể Canxi để giúp xương luôn chắc khỏe bằng các chế phẩm bổ sung chứa đủ hàm lượng Canxi mỗi ngày.

Lời khuyên của GS, TSKH Hoàng Tích Huyền về việc bổ sung canxi cho cơ thể

Lời khuyên của GS, TSKH Hoàng Tích Huyền về việc bổ sung canxi cho cơ thể

Tuy nhiên, một giáo sư đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe xương, GS, TSKH Hoàng Tích Huyền, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý, ĐH Y Hà Nội đã chỉ ra rằng, chúng ta chỉ nói tới bổ sung Canxi khi chữa các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa, thoát vị, nhưng lại quên mất Canxi có bổ sung nhiều tới mấy mà không có Vitamin D thì cũng không vào được cơ thể. Nhờ có Vitamin D, Canxi vào được máu, nhưng nếu không có MK7 (một loại vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc tự nhiên (*)) thì Canxi cũng chẳng tới được đích là xương, thậm chí còn lơ lửng rồi lắng đọng tại các mô mềm, thành mạch, gây xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, gây sỏi thận, táo bón….

Nếu như Vitamin D đưa Canxi từ ruột vào đến máu, thì MK7 là chất duy nhất đảm trách nhiệm vụ đưa gần hết số Canxi này vào đích cuối là xương, không những thế, MK7 còn “nhặt nhạnh” gom tất cả số Canxi dư thừa ở những chỗ không cần để để vận chuyển vào xương, giúp việc bổ sung Canxi không lo tác dụng phụ.

Bởi vậy, chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe xương hằng ngày dù bằng chế độ ăn uống hay chế phẩm bổ sung kết thì đều cần đảm bảo lượng Canxi phù hợp, tốt nhất nên chọn Canxi Nano để tăng gấp 200 lần sự hấp thụ, cùng cặp dẫn chất “bài trùng” Vitamin D và MK7. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ cả chất vi lượng đi kèm như Magie, Kẽm, Boron, Mangan… cũng đều tham gia chăm sóc bộ xương khỏe mạnh, dẻo dai, kéo dài tuổi thọ.Tìm hiểu thêm

Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng gọi ☎ 19001259 để được chuyên gia tư vấn về vấn đề bổ sung canxi cho cơ thể.

Bác sĩ tư vấn Vững Cốt
Bạn nên tham khảo thêm một số bài viết sau:

,

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status