Đau cột sống thắt lưng và cột sống cổ do thoái hóa

05/03/2018

Chưa có bình luận

5773 lượt xem

Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp nhất trong các loại thoái hóa khớp, chiếm khoảng 50% các trường hợp thoái hóa khớp nói chung.

Cột sống do 33 đốt sống hợp thành, gồm 7 đốt sống cổ (C1 – C7), 12 đốt sống lưng (D1 – D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống cùng (S1 – S5), 4 đốt sống cụt. Giữa các đốt sống đều có đĩa đệm.

Thoái hóa cột sống chủ yếu gặp ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Bệnh diễn biến từ từ tăng dần gây đau, cản trở vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.

Đau cột sống thắt lưng và cột sống cổ do thoái hóa

Tìm hiểu về : Đau cột sống thắt lưng và cột sống cổ do thoái hóa

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Thoát hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố như tuổi cao, lao động nặng nhọc, tư thế làm việc không thoải mái. Một số yếu tố khác như tiền sử chấn thương cột sống, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền,…

Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống

Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nói chung bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống, gù, vẹo cột sống.

Trường hợp hẹp ống sống có biểu hiện đau cách hồi thần kinh, bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh. Ở cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống, đau vùng mông, mặt sau đùi, nhiều trường hợp đau xuống đến cả bàn chân. Ở cột sống cổ, chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh gây đau vùng cổ, đau mỏi vai gáy lan đến cánh tay, thậm chí lan đến cả bàn tay.

Điều trị thoái hóa cột sống lưng và cổ như thế nào?

Nguyên tắc

  • Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ…).
  • Hỗ trợ điều trị nguyên nhân, giảm triệu chứng, phòng ngừa thoái hóa và ngăn ngừa thoái hóa nặng thêm.
  • Nên phối hợp  bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Trường hợp có chèn ép rễ thần kinh có thể chỉ định ngoại khoa.

Điều trị cụ thể

Vật lý trị liệu

Áp dụng các bài tập sau để giảm đau, giảm thoái hóa: Xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin, tập cơ dựng lưng,…

Điều trị triệu chứng

Khi có biểu hiện đau nhiều, đau kéo dài thì dùng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Chỉ định khi thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả.

Hỗ trợ điều trị nguyên nhân, giảm triệu chứng, phòng ngừa thoái hóa và ngăn ngừa thoái hóa nặng thêm: Đây là bước quan trọng nhất của quá trình điều trị bệnh.

Thoái hóa sột sống là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp tập trung vào:

Trong sinh hoạt hàng ngày:

+ Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu,… Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.

+ Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức.

– Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống

– Phòng chống thoái hóa sụn khớp bằng Glucosamin sulfat hoặc sử dụng sản phẩm chứa Chondroitin kết hợp với Fursultiamin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry để vưà chống thoái hóa khớp vưà giảm đau, giảm tê chân tay do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép do thoai hóa gây ra. Tìm hiều về sản phẩm này tại đây !

Bảo đảm việc bảo vệ xương và giúp xương luôn chắc khỏe bằng cách sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần như Canxi nano, vitamin D3, MK7, Quercetin, DHA cùng các khoáng chất rất cần cho xương và sụn như Magie, Kẽm, Mangan, Boron, Đồng, Silic,nhằm giúp tăng tái tạo xương, tái tạo mô sụn và giảm thoái hóa xương khớp. Tìm hiều về sản phẩm này tại đây !

Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm, hãy gọi 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn miễn phí!

Xem thêm:

  1. TPBVSK Vững Cốt,TPBVSK Vindermen Plus : Sử dụng khi bị thoái hóa cột sống
  2. Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, Hậu quả và Cách Chữa Trị
  3. Kinh nghiệm chữa khỏi: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của một Cựu Chiến Binh!

,

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status