MK7 là gì ?

02/03/2016

Chưa có bình luận

14577 lượt xem

Vitamin K2 (MK7) bị lãng quên hơn 80 năm

GS,TSKH Hoàng Tích Huyền, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý, ĐH Y Hà Nội

Xương là những bộ phận sống, liên tục lấp đầy mình, tái tạo để xây dựng những xương mới ở vị trí của xương cũ hoặc xương gãy. Thông thường, cơ thể tái sử dụng được các thành phần của xương cũ để tạo xương mới, đồng thời bổ sung chất khoáng giúp xương cứng và dày. Khối lượng xương tối đa được hoàn thành lúc tuổi trẻ (18-25 tuổi), nhưng sau tuổi 35 là thời kỳ “tu sửa” giữa loại bỏ và thay thế xương: xương dần trở nên yếu, giòn, dễ bị chấn thương. Nếu mật độ xương giảm tới mức nào đó sẽ gây bệnh loãng xương.

Loãng xương gây tàn phế, tổn thương, có thể tử vong. Tìm cách làm chậm sự phát triển loãng xương bằng mọi biện pháp dự phòng sẽ có hiệu quả. Ở người cao tuổi, khối xương giảm dần (từ 20 đến 80 tuổi, khối xương mất khoảng 30%; với nữ giới thì nguy hại hơn vì thêm rối loạn sau mãn kinh, khối lượng xương mất tới 40% ở tuổi 80).

Vitamin D

Chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D là Calcitriol. Calcitriol đi gắn vào thụ thể (receptor) ở niêm mạc ruột, giúp tăng sinh “một protein gắn Calci”, nên giúp tăng hấp thu Calci qua thành ruột. Calcitriol còn điều hòa, chuyển vận Calci ra và vào dịch ngoại bào, vì vậy giữ hằng định được Calci ngoại bào. Một lợi ích rất lớn nữa của vitamin D3 như sau:

Tạo cốt bào (nằm trong chất căn bản của xương) chứa một protein là osteocalcin dùng chuyển Calci vào nơi cần đến của xương (là hydroxyapatit). Vitamin D3 (dưới dạng Calcitriol) vào nằm trong tạo cốt bào để giúp tăng hàm lượng osteocalcin (nhưng là osteocalcin còn chưa có hoạt tính gắn calci!). Muốn có hoạt tính chuyển vận Calci, còn cần tới vai trò của vitamin K2.

MK7 là dự dày công nghiên cứu của GS.TS Hoàng Tích Huyền

MK7 là dự dày công nghiên cứu của GS.TS Hoàng Tích Huyền

Vitamin K là gì ?

Vitamin K : “K” là chữ cái đầu của tiếng Đức “Koagulation” ( đông máu).

Vitamin K là một họ có cấu trúc tương tự, tan trong lipid, bao gồm:

– K1 (phylloquinon) có trong rau xanh, tảo, phối hợp với chất diệp lục.

– K3 có nguồn gốc tổng hợp, cấm dùng trong lâm sàng vì hủy hoại màng tế bào, gây oxy hóa, độc với gan, vàng da, thiếu máu tan máu.

– K2 chia làm nhiều phân nhóm, thường dùng là MK4 (viết tắt của Menaquinon K và chứa 4 gốc isoprenyl) và nhất là MK7.

MK4 được chuyển biến tồng hợp từ vitamin K1. MK7 sản sinh nhờ tạp khuẩn đại tràng, nhưng hầu như không hấp thu mà đào thải qua phân. Nguồn thường dùng phong phú MK7 là ở phomat và hạt đậu nành lên men (natto) nhờ Bacillus subtilis

So với vitamin K1 và MK4, thì MK7 kỵ nước mạnh hơn nhiều, lại gắn vào LDL-cholesterol ở dòng máu, nên MK7 có thời gian bán thải trong huyết thanh dài (t/2 = 72 giờ), hàm lượng ổn định. MK4 chỉ có t/2 rất ngắn = 1-2 giờ.

Vitamin K1 hoạt hóa các yếu tố đông máu được tổng hợp trong gan (II, VII, IX,X các protein C,S,Z) mà không hoạt hóa được osteocalcin. MK4, MK7 là các dạng phân phối của Vitamin K2 rộng khắp ở mọi nơi của cơ thể, trừ ở gan.

MK7 dùng liều hằng ngày (100 microgam MK7/ngày) chỉ bằng 1/500 liều MK4 (45 mg MK4/ngày);MK7 tồn tại lâu trong cơ thể, chỉ cần uống 1 lần/ngày rất tiện lợi (MK4 phải chia làm 3 lần uống mỗi ngày) vì t/2 quá ngắn trong huyết thanh).

Từ 1995, Bộ Y Tế Nhật Bản đã quyết định cho dân uống MK4 (45mg/ngày) để ngăn ngừa và chống loãng xương. Trong nhiều năm nay, người dân Nhật và ở nhiều nơi khác thích dùng MK7 hơn, khuyến khích ăn phomat hạt đậu nành (natto) chứa hàm lượng rất cao MK7 (một xuất ăn natto mỗi ngày thường chứa khoảng 1000 microgam MK7)! Dù dùng liều cao MK7 như vậy cũng không ảnh hưởng tới cơ chế đông máu, vì để hoạt hóa và bão hòa các yếu tố đông máu chỉ cần lượng rất ít vitamin K, hơn nữa MK7 lại tác động ở protein khác là osteocalcin. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng khi dùng MK7 cùng các thuốc chống đông máu như heparin hoặc loại coumarin (warfarin, dicoumarol v.v…)

MK7 bảo vệ chống loãng xương, “đặt” Calci vào đúng chỗ cần và “kéo” calci ra khỏi chỗ không cần (thậm chí chỗ nguy hiểm). Chỗ cần là xương và máu, chỗ không cần là vôi hóa thành mạch và Calci hóa các mô mềm.

Osteocalcin sinh ra trong “tạo cốt bào” (osteoblast) nhờ được cảm ứng bởi vitamin D3, khi đó osteocalcin còn chưa gắn được calci vào mô “dạng xương”. Tiếp đó, MK7 sẽ hoạt hóa osteocalcin tại chất căn bản ở ngoại bào và giúp đưa ion calci vào nơi cần là hydroxyapatit, rốt cuộc tạo nên xương thực thụ!

Thiếu MK7 khiến osteocalcin bị ức chế (tức chưa vận chuyển được ion calci), sẽ gây những triệu chứng đầu tiên của loãng xương, còi xương v.v…

MK7 chống loãng xương còn nhờ ức chế được tác động của hủy cốt bào (osteoblast).

Khi mãn kinh, phụ nữ gặp phải “điều nghịch thường” của sự calci hóa: một mặt, mất calci ở xương gây loãng xương và những biến chứng đi kèm, mặt khác lại tăng thấm calci vào động mạch, tĩnh mạch và các mô mềm với những biến chứng phức tạp khác.

Lợi ích của MK7

Lợi ích của MK7 trên xương là: ngăn ngừa và điều trị loãng xương, còi xương, gãy xương, giúp xây dựng xương khỏe mạnh, làm chậm mất xương, cải thiện chất lượng xương trong nhiều nguyên nhân bệnh lý như sau mãn kinh, do dùng thuốc (như corticoid), bệnh Parkinson, xơ gan, đột quỵ, chán ăn do nguyên nhân thần kinh v.v…

MK7 là “người lái xe” đưa calci vào đúng nơi đúng lượng mà calci cần đi tới. Nếu không có người lái xe thì calci sẽ đi lung tung vào bất kì mọi nơi. Nếu không có MK7, dù có Vitamin D thì calci sẽ chống lại bạn. Khi đó calci thích gắn vào mô mềm, vào mạch máu hơn là gắn vào xương của bạn, gây ra nhiều phiền hà cho con người (như nhiều bệnh xương khớp, vôi hóa mạch máu tạo vữa xơ động mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh mạch vành tim, sỏi thận, suy thận, vôi hóa các mô liên kết, tạo vết nhăn da v.v…)

Đáng tiếc, MK7 là chất bị lãng quên trong gần 1 thế kỷ nay. MK7 và vitamin D3 đi với nhau như hình với bóng, hiệp đồng tác dụng để nâng cao năng lực dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương.

  • Tìm hiểu nhiều hơn về Vai trò của MK7 với sức khỏe con người tại đây !

Tài liệu tham khảo chính:

1. Tino Kaczor : Nat. Med. J.;9/2009
2. Sottie, J.W.: CRC Press: Boca Raton FL; 2009
3. J.W.J. Beulens: Atherosclerosis; 203 (2009); 489-493
4. S.L.Booth; Annua. Rev.Nutr.; 2009: 29;89- 110
5. Steven, M. Plaza: Altern. Med. Rev.; Vol.10,No 1(205); 24-35

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status