Điều trị thoái hóa đốt sống cổ c5 c6
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 thường gặp ở người lớn tuổi, người bị chấn thương ở vùng đầu, vai, cổ, người lao động nặng nhọc… Do đó nếu bạn bị thoái hóa ở vị trí này mà không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến vận động và cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 trong nội dung sau đây.
1. Cấu tạo của đoạn cột sống C5 C6
Cột sống cổ gồm 7 đốt sống giúp bảo vệ tủy sống và đảm bảo hoạt động bình thường của đầu, cổ. Cột sống cổ được chia thành 3 phần chính là C3 C5, C5 C6 và C6 C7, trong đó C1 C2 có vai trò cột trụ cố định, từ C4 – C7 là phần cột sống tham gia vào chuyển động.
Các đốt sống C5 C6 được cấu tạo bởi thân đốt sống, vòm đốt sống tạo thành các mặt trên của khớp và các sụn. Sụn khớp có nhiệm vụ hạn chế ma sát và giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn. Đốt sống C5 C6 cũng có thể kết nối với dây chằng, gân và các đốt sống khác.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ C5 C6?
Quá trình lão hóa tự nhiên
Do tuổi tác, cơ thể lão hóa nhất là xương khớp nên đốt sống C5 C6 bị lão hóa dẫn đến thoái hóa là rất dễ xảy ra.
Do sai tư thế
Nếu bạn làm việc văn phòng thì có nguy cơ mắc thắc hóa đốt sống cổ C5 C6 C7 rất cao. Nguyên nhân là do phải làm việc tại một vị trí cố định và phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính., sẽ khiến vùng cổ không được vận động hoặc luôn phải ở chịu áp lực vì bạn ngồi, đứng không đúng tư thế.
Bên cạnh đó, những người ngửa cổ, cúi người hay lao động nặng nhọc nhất là khuân vác vật nặng cũng là những đối tượng thường mắc thoái hóa đốt sống cổ.
Do chấn thương vùng đầu cổ và vai gáy
Đa phần các chấn thương về xương khớp có thể hồi phục sau khi được điều trị hoặc tự lành theo thời gian. Nhưng chúng thường để lại những di chứng nặng nề cho khu vực đã từng tổn thương nhất là các đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống C5 C6 là một trong những di chứng nặng nề do chấn thương vùng đầu cổ, vai gáy gây ra.
Do tư thế sinh hoạt không phù hợp
Nếu bạn có thói quen dùng gối quá cao hoặc quá thấp, hay ngủ gục trên bàn khiến đầu và cổ bị nghẹo, ngủ ở tư thế không đúng thường hay bị thoái hóa đốt sống C5 C6. Do các đốt sống cổ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến tổn thương và thoái hóa.
Thừa cân, béo phì
Nếu trọng lượng cơ thể lớn đặc biệt vùng đầu sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống ở cổ, có thể gây chấn thương kéo dài và là tác nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.
3. Dấu hiệu phổ biến của thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
Biểu hiện đau
Khi thoái hóa cột sống cổ C5 C6, bạn có thể thấy đau ở một số vị trí như:
- Khu vực cổ: Các cơn đau với cường độ từ âm ỉ đến dữ dội hoặc đau nhói ban đầu xuất hiện ở vị trí cột sống cổ, bạn sẽ cảm thấy đau ở phía sau cổ.
- Khu vực vai gáy, cánh tay, bàn tay: Khi bị thoái hóa ở vị trí C5 C6 sẽ có hội chứng chèn ép rễ thần kinh, nên cơn đau sẽ lan dần sang cả bả vai, sau gáy và kéo dài xuống hai cánh tay. Cơn đau sẽ tăng mức độ khi bạn vận động mạnh.
- Khu vực đầu: Nguyên nhân là do thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 gây ra hội chứng rối loạn thần kinh với các triệu chứng như đau đầu không rõ nguyên nhân, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Bạn cũng có thể còn gặp phải biểu hiện đau phần hốc mắt và vùng ngực.
Biểu hiện tê tay
Khi tình trạng thoái hóa đốt sống cổ kéo dài sẽ gây ra hội chứng chèn ép tủy làm khu vực cánh tay và bàn tay bị chèn ép, làm bạn đau âm ỉ, tê nhức từ cánh tay kéo dài xuống bàn tay hoặc tê buốt, co cứng ở hai cánh tay hoặc đau tê tê như kim chích toàn khu vực này nhất là các ngón tay.
Yếu cơ
Yếu cơ là một triệu chứng bạn có thể gặp do lực cơ ở vai, cánh tay, cơ duỗi cổ tay, bắp tay, đầu ngón tay bị suy yếu rõ rệt. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt.
Hạn chế vận động
Bạn sẽ không chỉ thấy bị hạn chế vận động vùng cổ, khó khăn khi quay cổ, cứng cổ mà cả vùng vai, cánh tay, bàn tay cũng bị ảnh hưởng. Khi các vùng vai, cánh tay, cổ tay bị yếu cơ, bị tê liệt sẽ khiến cho bạn thấy khó khăn trong việc vận động vùng tay, cầm nắm đồ vật.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài các dấu hiệu trên, bạn cũng có thể gặp một số dấu hiệu như cứng cổ ngay sau khi ngủ dậy nhất là khi thời tiết thay đổi, đau một bên lồng ngực, khó thở, khó đi tiểu…
4. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 có nguy hiểm không?
Nếu khi bị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 mà bạn không kịp thời điều trị sẽ gây nguy hiểm nhiều so với thoái hóa cột sống ở vị trí khác. Bởi phần đốt sống cổ C5 C6 là nơi các dây thần kinh và mạch máu lan tỏa đi khắp cơ thể phải đi qua. Nên khi bị thoái hóa cột sống ở vị trí này sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu. Bạn có thể gặp một số biến chứng như:
Chèn ép rễ thần kinh
Khi rễ thần kinh bị chèn ép do phần đốt sống cổ C5 C6 bị thoái hóa sẽ gây ra các triệu chứng như tê ngứa vùng cánh tay, nghiêm trọng hơn là gây khó khăn trong việc vận động, vai gáy và cánh tay bị suy yếu, thậm chí có thể gây teo cơ, không thể kiểm soát bàng quang và ruột.
Chứng hẹp ống sống
Thoái hóa đốt sống cổ có thể làm thay đổi cấu trúc đốt sống gây ra tình trạng gai đốt sống làm khoảng trống xung quanh tủy bị thu hẹp, nếu không được phát hiện sẽ dẫn đến các bệnh lý về tủy.
Bại liệt vĩnh viễn
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh thoái hóa khớp và bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi rễ thần kinh bị chèn ép, hội chứng chèn ép tủy kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh và nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến biến chứng bại liệt vĩnh viễn.
5. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
5.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Điều trị nội khoa
- Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indometacin… phối hợp với paracetamol.
- Thuốc chống viêm bôi ngoài da: voltaren emugel, profenid gel, salonpas gel,…
- Thuốc giãn cơ: như tolperisone (mydocalm), eperisone (myonal),…
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như: glucosamin sulfat, chondroitin sulfat, diacerein.
- Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như thực hiện các bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng… Và để giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp bằng sản phẩm chứa Canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Mangan, Magie, Silic, Boron, Quercetin… Với trường hợp có chèn ép rễ thần kinh, để giúp giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp, bạn có thể chọn dùng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.
5.2. Điều trị phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
Điều trị phẫu thuật thoái hóa đốt sống C5 C6 sẽ được chỉ định nếu bạn gặp biến chứng nguy hiểm với biểu hiện đau dai dẳng và suy yếu cơ bắp, ngăn chặn khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Phẫu thuật sẽ cải thiện sự ổn định của đốt sống cổ C5 C6, giảm chèn ép tủy sống và dây thần kinh cột sống C6 đồng thời ngăn ngừa tổn thương thêm cho các rễ thần kinh và tủy sống. Tùy vào tình trạng thoái hóa mà bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật như:
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ và hợp nhất đốt sống cổ C5 C6 để giảm áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh C6. Đĩa đệm được thay thế bằng cấy ghép hoặc ghép xương, cho phép hợp nhất lại các đốt sống C5 và C6.
Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo đốt sống cổ hoặc phẫu thuật nội soi đốt sống cổ sẽ được thực hiện để loại bỏ một đĩa đệm bị hỏng và thay thế nó bằng một đĩa nhân tạo, giúp duy trì chuyển động cho phần đốt sống cổ bị thoái hóa. Có trường hợp bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần của vòm đốt sống ở phía sau giúp mở rộng ống sống, giảm áp lực lên tủy sống.
Đốt sống cổ C5 C6 có vai trò quan trọng, chi phối mọi cử động của cổ, là nơi có nhiều dây thần kinh và mạch máu tập trung nên nếu thấy đau nhức, cử động cổ khó khăn bạn nhất định phải đi khám ngay để phát hiện nguyên nhân và được điều trị kịp thời, đúng cách.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận