Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.
1. Vì sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu vitamin D?
Vitamin D là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của xương, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa miễn dịch, giảm tiến triển quá trình viêm liên quan đến tự miễn dịch, đặc biệt là bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thiếu vitamin D có thể gây ra viêm khớp dạng thấp, một bệnh mạn tính gây viêm và sưng ở các khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động. Người thiếu vitamin D thường không dễ nhận ra cho đến khi thấy đau khớp, mệt mỏi, đau cơ và yếu cơ, teo cơ, giảm chuyển động ở khớp.
Thiếu vitamin D thường gặp ở những người bị viêm khớp dạng thấp và lượng vitamin D thấp có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, thậm chí khiến xương trở nên giòn, dễ gãy. Hơn nữa, một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, như steroid đường uống, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin D.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa nguy cơ mất xương.
2. Làm thế nào để bổ sung đủ lượng vitamin D?
Thông thường, cần bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết những người bị viêm khớp dạng thấp không nhận đủ lượng vitamin thiết yếu này. Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên đến khám tại cơ sở y tế uy tín để biết được mức vitamin D trong cơ thể. Nếu thiếu nhiều vitamin D, có thể cần bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số cách bổ sung vitamin D:
- Dành nhiều thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Do đó, nên dành 30 phút mỗi ngày hoạt động ngoài trời hoặc tắm nắng trực tiếp khoảng 15 phút vào thời điểm 9-10h, 15 -16h với điều kiện hở mặt, cánh tay và chân.
- Không ngồi phơi nắng sau kính cửa sổ, vì các kính cửa sổ đều chặn ánh sáng mặt trời, làm hạn chế quá trình sản xuất vitamin D. Tuy nhiên, cần lưu ý, ánh nắng mặt trời cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị viêm khớp và làm tăng nguy cơ ung thư da.
- Ăn thực phẩm giàu vitamin D: Nên ăn các loại cá có nhiều vitamin D như cá hồi, cá mòi… Ngoài ra một số thực phẩm như nấm, sữa tăng cường, sữa đậu nành, hạnh nhân, yến mạch, ngũ cốc tăng cường, trứng… cũng là nguồn giúp bổ sung vitamin D.
- Tập luyện thường xuyên: Người bệnh viêm khớp dạng thấp cần tập luyện thường xuyên với các bài tập vừa sức.
- Bổ sung vitamin D: Việc uống các chất bổ sung vitamin D có thể giúp cải thiện bệnh ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc, nguy hiểm sức khỏe. Do đó, cần khám tại các cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn cách bổ sung vitamin D phù hợp.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận