Thoái hóa cột sống – Nguyên nhân, Hậu quả và Cách Chữa Trị

02/02/2018

Chưa có bình luận

23853 lượt xem

Theo thông tin từ các chuyên gia y tế tại Việt Nam, tỷ lệ những người ở độ tuổi từ 50 trở lên mắc các bệnh về xương khớp khoảng 80%. Trong đó, khoảng 32% bị thoái hóa cột sống. Đây là con số đáng lo ngại và đang không ngừng gia tăng.

Tìm hiểu về Thoái hóa cột sống : Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tìm hiểu về Thoái hóa cột sống : Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về căn bệnh này còn nhiều hạn chế. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc: Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị thoái hóa cột sống như thế nào?

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của hệ xương khớp nói chung và xương cột sống nói riêng. Xương cột sống không bất hoạt mà tại đó luôn xảy ra quá trình tạo xương và hủy xương. Khi sự hủy xương xảy ra nhiều hơn sự tạo xương là lúc xương cột sống bị thoái hóa, điều này xảy ra phổ biến từ sau tuổi 30 và tăng dần mức độ theo tuổi tác. Một số tác nhân khiến cho quá trình thoái hóa cột sống đến sớm hơn hoặc làm nặng thêm như bị chấn thương, rối loạn chuyển hóa, miễn dịch hay nhiễm khuẩn… Bệnh sẽ tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống,….

Vì sao cột sống rất dễ bị thoái hóa? Cảnh báo nguyên nhân, hậu quả và dấu hiệu thoái hóa cột sống?

Cột sống gồm các đốt xương nối liền nhau, kéo dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt. Các xương trên cột sống phối hợp với dây chằng và đĩa đệm để bảo vệ tủy sống.  Vì cột sống là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể nên rất dễ bị tác động, tổn thương, lão hóa bởi tuổi tác, dinh dưỡng,  các vận động,… và gây nên bệnh thoái hóa cột sống (hay thoái hóa đốt sống). Vị trí dễ bị thoái hóa nhất là vùng cột sống cổ và lưng.

Hình ảnh cột sống khỏe mạnh và cột sống bị thoái hóa

Hình ảnh cột sống khỏe mạnh và cột sống bị thoái hóa

Sự thoái hóa cũng khiến bao xơ đĩa đệm bị giòn, nứt và tạo khe cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng bị giòn, cứng, giảm đàn hội, phình to ra, các xương thiếu khoáng chất sẽ tạo xương muộn gây gai xương (gai cột sống), chèn vào rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ tiếp hợp cũng như chèn vào các đầu dây thần kinh trong các dây chằng gây ra chứng đau (và gây ra đau thần kinh tọa).

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, bao gồm: sự lão hóa tự nhiên theo tuổi tác, giới tính nữ, nghề nghiệp lao động nặng, tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, do di truyền, tư thế lao động không phù hợp.

Bên cạnh đó, thừa cân, béo phì hay tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm cũng sẽ dẫn đến tự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống được chứng minh rằng sẽ tiến triển nặng dần theo tuổi và khi có sự tác động của một số nguy cơ như: khuân vác quá nặng, tập luyện quá sức hoặc không đúng tư thế….

Hơn nữa, dấu hiệu chèn ép rễ dây thần kinh thường gặp ở thoái hóa cột sống nặng khi những gai xương thân đốt sống phát triển chèn ép vào lỗ liên hợp đốt sống. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và nguy cơ phình, thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến chèn ép rễ dây thần kinh (dẫn đến đau dây thần kinh tọa).

Vì vậy, nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm thường gặp như:

Hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống gây ra

Hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống gây ra

  • Gây đau đớn, cứng khớp, hạn chế vận động. Nhiều khi không ngoái được cổ, không cúi gập người được hoặc đứng lên ngồi xuống rất khó khăn.
  • Gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến bại liệt, mất khả năng lao động và tàn phế. Người bị thoái hóa có dấu hiệu bị tê tay (đối với thoái hóa đốt sống cổ), tê chân (đối với thoái hóa cột sống lưng), để nặng hơn sẽ dẫn tới bại liệt. Đây là hậu quả đáng sợ nhất có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
  •  Gây thoát vị đĩa đệm: Khi cột sống bị thoái hóa, chỉ với một tác nhân đủ mạnh (như mang vác nặng, động tác thể thao đột ngột hoặc quá sức,…) thì đĩa đệm sẽ bị chèn ép và thoát vị. Gây đau đớn, không thể cử động và dẫn tới các nguy cơ tiềm ẩn khác như đau rễ thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, thậm chí là tàn phế.
  • Gây thêm 1 số bệnh như gai cột sống, đau thần kinh tọa, gù vẹo và biến dạng cột sống,…
  • Gây rối loạn tiền đình: Thoái hóa sẽ làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu gây rối loạn tiền đình. Khi đó, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, kém ăn mất ngủ. Với người cao tuổi thường gây chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.

Chuyên gia tư vấn thoái hóa cột sống và cách chữa trị 

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp hàng đầu khuyên người bệnh nên áp dụng đồng bộ 4 biện pháp sau đây để hỗ trợ việc điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa cột sống và các biến chứng:

Nếu bệnh có kèm triệu chứng đau, cứng khớp thì cần phải uống thuốc giảm đau, chống viêm và giãn cơ (mềm cơ) theo đơn thuốc của bác sĩ.

Áp dụng các biện pháp vật lý (không dùng thuốc): Như vật lý trị liệu, massage, chiếu tia laser, tập các động tác kéo giãn. Các động tác này giúp giảm đau, thư giãn, tăng lưu thông máu và hồi phục tổn thương, nhờ đó hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị. Nên áp dụng lâu dài trong và sau khi điều trị.

Hỗ trợ điều trị, giảm và ngăn ngừa thoái hóa xương khớp nặng lên, bằng sản phẩm chứa bộ 3 Canxi nano, vitamin D3, MK7 kết hợp các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, magie, đồng, boron, silic, mangan, DHA, Quercetin. Sản phẩm này mang lại tác dụng bảo vệ xương luôn chắc khỏe, dẻo dai, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương như giảm mật độ xương, loãng xương, nhờ đó tạo cho cột sống cổ trụ đỡ vững chắc. Và khắc phục được tình trạng thoái hóa cột sống.

Bên cạnh đó, giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh, hồi phục các tổn thương mạch máu và dây thần kinh do thoái hóa chèn ép, giảm tê tay tê chân, giảm đau nhức âm ỉ bằng sản phẩm chứa Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba cao Blueberry.

Cần thực hiện kiên trì và kéo dài ít nhất 3- 6 tháng mỗi đợt để khắc phục hiệu quả thoái hóa cột sống và các biến chứng. Nếu thoái hóa đã quá nặng hoặc thoát vị đĩa đệm do lệch đĩa đệm, có thể phải kết hợp can thiệp phẫu thuật cùng với 4 biện pháp nêu trên. Nếu trường hợp được chỉ định mổ thoái hóa cột sống thì cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu về sản phẩm Vững Cốt được sử dụng khi bị thoái hóa cột sống

Tìm hiểu về sản phẩm Vindermen Plus được sử dụng khi bị thoái hóa cột sống

Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm, hãy gọi 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn miễn phí!

Xem chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả:

  1. Thoái hóa đốt sống cổ tại đây.
  2. Thoái hóa cột sống thắt lưng tại đây.
  3. Thoát vị đĩa đệm tại đây.

Xem thêm:

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status