Loãng xương đang “gặm nhấm” phụ nữ tuổi mãn kinh

17/09/2015

Chưa có bình luận

2765 lượt xem

Bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với vô vàn phiền toái từ tuổi tác như lão hóa da, tính khí thay đổi thất thường, nhưng đáng sợ hơn cả là bệnh loãng xương. Bệnh diễn biến kín đáo, mơ hồ, thường từ sau 30 tuổi, âm thầm “gặm nhấm” sức khỏe chị em mà không hề hay biết. Chỉ đến khi triệu chứng đau buốt tay chân, xương khớp, chị em mới phát hiện và chấp nhận loãng xương như một bệnh song hành cùng tuổi tác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có tới 1/3 phụ nữ trong tuổi mãn kinh bị bệnh loãng xương, và loãng xương là vấn đề mang tính xã hội. Ở Việt Nam, có tới 20% chị em ở độ tuổi mãn kinh gặp vấn đề về loãng xương.

benh loang xuong

 Âm thầm như loãng xương tuổi mãn kinh

Mãn kinh được coi là giai đoạn 3 về sự phát triển sinh lý ở người phụ nữ, lúc này buồng trứng sản xuất hoocmon estrogen ít hơn, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như loãng xương, bệnh tim mạch. Loãng xương là tình trạng xương mỏng rất dễ gãy, dù vận động nhẹ nhàng, thậm chí có thể gãy tự nhiên mà không do chấn thương. Thường sau 30 tuổi, cơ thể đã bắt đầu xuất hiện quá trình mất xương. Nhưng phải tới 40 – 70 tuổi mới xuất hiện đau, tê chân tay.

Như trường hợp nữ diễn viên Kim Xuyến, năm nay đã 70 tuổi, gần 1 năm trước tự dưng thời tiết không nóng, nhưng vẫn bị ra mồ hôi lúc diễn, sáng ngủ dậy thấy khó chịu, đang đứng mà ngồi xuống là buốt lưng, đang đi thì mắt cá chân đau, lại phải ngồi xuống. Trong khi trước đó, nữ diễn viên vẫn đi xe máy 40-50km và vẫn theo được tiến độ các đoàn làm phim mà không gặp vấn đề gì về sức khỏe. “Tôi chắc là mình bị khớp, nên mua thuốc chữa khớp uống nhưng không thấy đỡ mà lại bị tác dụng phụ với thận, nhưng khi đi khám bác sĩ thì tôi bị loãng xương”, diễn viên Kim Xuyến tâm sự.

Chỉ người trong cuộc mới hiểu, diễn viên Kim Xuyến chia sẻ, các triệu chứng như đau lưng, tự dưng mắt cá chân đau, ngồi một lúc thì thây bình thường, đang đứng ngồi xuống thì buốt dọc lưng, bảo con thì các con lại cứ tưởng mình giả vờ. Rồi tự dưng tê tay như kiến bò, bàn tay đang nắm được bình thường, hôm sau không thể nắm lại được, trong khi trước đó tôi có thể tự bê chậu hoa 20 – 30kg bình thường, nhưng khi thấy triệu chứng thế không dám làm.

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tim – thận – khớp, Nguyên Phó Giám đốc Quân y Viện 103, tất cả các vấn đề mà diễn viên Kim Xuyến gặp phải đều là dấu hiệu của loãng xương. Lúc tay chân tê, hay bị chuột rút tức là nồng độ canxi trong cơ thể giảm. Bởi cơ thể sẽ tự động lấy canxi trong xương ra để bù đắp cho việc lượng canxi ngoài huyết thanh suy giảm, như thế sẽ làm cho triệu chứng tê chân tay hết, nhưng vô hình chung nó đã ăn cắp canxi trong xương của mình cứ ngày nọ qua ngày kia, nhiều lần như thế, cuối cùng sẽ dẫn tới tình trạng hủy xương nhiều hơn tạo xương và dẫn tới loãng xương.

Trị loãng xương tuổi mãn kinh, canxi thôi chưa đủ

Sau tuổi 40 phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Nhiều người cho rằng tình trạng loãng xương là do thiếu canxi và thường chọn việc bổ sung canxi để cải thiện, nhưng chưa đủ. Theo BS. Ngạn, cần xác định tại sao phụ nữ tuổi mãn kinh lại bị loãng xương. Bệnh loãng xương ở phụ nữ vừa do tác động của tuổi tác lại vừa do vấn đề mãn kinh mang lại. Với chị em phụ nữ, hoocmon nội tiết estrogen quyết định hình thái, sắc đẹp của phụ nữ. Đặc biệt esrtogen đóng vai trò chung trong cơ thể là vận chuyển và gắn kết canxi với tế bào khung xương. Bởi thế, khi bước vào tuổi mãn kinh, lượng estrogen suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xương của phụ nữ. Đây là bệnh loãng xương nguyên phát typ 1. Như vậy, phụ nữ sau mãn kinh sẽ phải gánh chịu hai quá trình gây loãng xương, đó là loãng xương do tuổi và loãng xương do thiếu hụt estrogen, làm cho họ bị loãng xương sớm hơn, nhanh hơn, nặng hơn nam giới.

Bộ 3 Canxi nano, vitamin D3, MK7 có ở đâu? Dùng thế nào cho hiệu quả?

Để giải quyết vấn đề loãng xương do tuổi, BS. Ngạn tư vấn, cần ăn uống đủ chất, đủ lượng canxi cần thiết và đặc biệt là các dưỡng chất có thể chuyển hóa và vận chuyển được canxi, để tạo nên được các tế bào gắn được với cốt bào trong xương để tạo thành tế bào xương. Nhiều người thắc mắc là tại sao bổ sung rất nhiều canxi nhưng lại vẫn bị loãng xương. Thực tế canxi đi vào cơ thể 100%, nhưng chỉ có 40% được gắn kết vào xương thôi, 60% sẽ được đào thải ra ngoài, nên phải gắn với vitamin D3 và giờ có thêm MK7 (một loại vitamin K2 tự nhiên) được ví như tài xế, chở canxi đến đúng vị trí cần thiết, và MK7 còn lấy canxi ở những chỗ khác thừa (là mạch máu, mô mềm) để chở đến vị trí cần (là xương). Ưu việt của MK7 có tới 72 tiếng ở trong cơ thể, giúp cho MK7 hoạt động tích cực là vừa vận chuyển canxi đến đích, vừa có thời gian dọn dẹp canxi ở những chỗ thừa.

Còn đối với loãng xương do suy giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh thì cần bổ sung Estrogen. Nhưng BS. Ngạn cảnh báo, tất cả các thuốc tổng hợp bổ sung nội tiết tố như một con dao hai lưỡi. Có một loại estrogen thảo dược mới là EstroG-100 lại rất hay là đưa một nguyên liệu cần thiết để tổng hợp estrogen mà cơ thể cần đến đâu thì làm đến đấy, tự sản xuất ra đến đấy. Phụ nữ tuổi mãn kinh bổ sung EstroG- 100 rất tốt, bên cạnh phòng ngừa loãng xương thì còn giúp cải thiện vẻ đẹp, làn da cho phụ nữ, BS Ngạn mách.

Mãn kinh là quy luật tất yếu của tuổi tác ở người phụ nữ kéo theo ám ảnh là bệnh loãng xương. Chị em hoàn toàn có thể xua tan nỗi lo đó bằng cách bổ sung các dưỡng chất an toàn, hiệu quả.

Để được tư vấn thêm về phương pháp giúp xương khỏe mạnh, phòng và điều trị các bệnh lý xương khớp, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) (Miễn Phí).

♥ Nghe lại lờ khuyên của chuyên gia tại đây:

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status