“Nhận diện” dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn khởi phát
Nhiều người vì “lơ là” hoặc không nhận diện được hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ sớm, ngay từ giai đoạn khởi phát nên dẫn đến khi bệnh đã tiến triển nặng thì việc điều trị sẽ mất thời gian và tốn kém. Chính vì vậy, chúng ta cần nhận biết sớm dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ để việc điều trị mang lại hiệu quả cao.
Thoái hóa đốt sống cổ triệu chứng sớm gặp
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống cổ, bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, hư tổn sụn và xương dưới sụn, gây đau vùng cổ, đặc biệt khi vận động vùng cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ triệu chứng rất đa dạng, tuy nhiên, người bệnh cần quan tâm nếu nhận thấy có những biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ dưới đây.
- Các động tác cổ bị vướng và đau, thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ là một trong những biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất.
- Khi bạn vận động cổ thị bị đau, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ (vẹo cổ, sái cổ). Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả 2 bên.
- Trong một số ít trường hợp, người bệnh có cảm giác 2 tay không còn khéo léo, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
- Khi gặp thời tiết thay đổi kết hợp với một tư thế nằm ngủ ban đêm không phù hợp người bệnh có thể bị cứng cổ vào sáng hôm sau. Khi bị cứng cổ không tự đi lại được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau thoái hóa đốt sống cổ diễn ra liên tục, không thực hiện được các động tác như quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người.
- Bên cạnh đó, với chứng thoái hóa các đốt sống cổ C1-C2-C4 thì người bệnh còn bị nấc, ngáp, chóng mặt.
Bởi vậy, khi thấy mình có những dấu hiệu sớm như vậy, người bệnh nên có ý thức khám và chữa bệnh càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả khi bỏ qua dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ mới khởi phát
Những hậu quả dưới đây của bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ rất hay gặp. Khi bị bệnh chắc chắn người bệnh sẽ cảm nhận thấy một số vấn đề trong số những biến chứng dễ gặp dưới đây:
Thoái hóa đốt sống cổ khiến cột sống và các khớp có thể bị biến dạng, sưng và đau, gây hạn chế vận động. Bệnh gây nên các hội chứng thần kinh như đau dây thần kinh chẩm, hội chứng vai gáy và cánh tay. Nó còn gây các hội chứng tuần hoàn do làm hẹp lỗ ngang, khiến cho động mạch đốt sống bị hẹp, gây ra rối loạn tuần hoàn não làm cho bệnh nhân thấy ù tai, mờ mắt, chóng mặt, mất ngủ….
Thoái hóa đốt sống cổ còn thể gây bại liệt một hoặc 2 tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc cả 2 hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Các biến chứng có thể gặp của bệnh bao gồm đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả 2 bên, đau đầu, chóng mặt, khi bị chèn ép tủy, thần kinh sẽ gây yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.
Đốt sống cổ bị thoái hóa để lâu không điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ như hạn chế khả năng cung cấp máu lên não của cơ thể, rất nguy hiểm.
Như vậy, bên cạnh sự đau đớn, thoái hóa đốt sống cổ còn gây teo cơ, nguy cơ thoát vị do động tác sai, bại liệt, thậm chí liệt tứ chi dẫn đến nhiễm trùng phổi, tiết niệu và tử vong.
Chuyên gia hướng dẫn cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, tránh để lại di chứng
Theo PGS,TS Trần Đình Ngạn- Nguyên PGĐ Bệnh viện Quân Y 103, ngay khi nhận thấy một trong những dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ, việc bạn cần làm đó là thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh và điều trị sớm. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lão hóa xương khớp nên các loại thuốc kháng viêm, giảm đau chỉ giúp giảm triệu chứng nhất thời chứ không thể trị dứt bệnh. Theo đó, làm chậm quá trình thoái hóa mới là cách điều trị lâu dài.
Hiện nay, bệnh thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu được điều trị bằng nội khoa và dựa trên những nguyên tắc dưới đây:
- Nếu bệnh xuất hiện các triệu chứng đau, cứng khớp có thể dùng thuốc giảm đau, mềm cơ theo đơn của bác sĩ.
- Massage nhẹ nhàng, chườm nóng, chiếu tia laser, luyện tập thể thao phù hợp, khi cần phải đeo đai cố định.
- Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất quan trọng như: Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 – bộ 3 cần thiết để bảo vệ xương và kết hợp với các dưỡng chất như Magie, Mangan, Bonron, Silic, Kẽm, Đồng, DHA, Quercetin…giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, đặc biệt giúp cho cột sống cổ trụ đỡ vững chắc, từ đó khắc phục được tình trạng thoái hóa.
- Bên cạnh đó, cần ngăn chặn tổn thương mạch máu, thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, tăng cường lưu thông máu và phục hồi rễ thần kinh bằng sản phẩm có chứa Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.
Ngay khi thấy những dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn khởi phát, thậm chí phòng ngừa ngay từ độ tuổi bắt đầu thoái hóa hệ xương khớp là từ ngoài 30 tuổi, cần thực hiện đúng, đủ các giải pháp trên sẽ giúp quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ đạt được kết quả cao nhất và rút ngắn thời gian điều trị.
Hãy gọi 19001259 hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư điện tử songkhoe@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn cụ thể “cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả” chi tiết hơn.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận