Hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ thế nào, khi không trị kịp thời?

09/04/2018

Chưa có bình luận

2982 lượt xem

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người trung niên khi hệ xương khớp bắt đầu thoái hóa, hay  người ít vận động. Khi gặp các vấn đề về thoái hóa như thoái hóa đốt sống cổ, người ta chỉ nghĩ đơn giản về những cơn đau buốt, nhức mỏi, giảm chất lượng sống, mà không ngờ rằng còn những hậu quả nặng nề gấp nhiều lần nếu thoái hóa đốt sống cổ không được điều trị kịp thời.

Hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ

Tìm hiểu về những hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Những tác hại của thoái hóa đốt sống cổ nếu không điều trị kịp thời

Trước hết cần hiểu thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xương và sụn vùng đốt sống cổ bị suy thoái do lão hóa, do viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh ở vị trí này gây đau và cứng khớp cổ kéo dài. Theo các chuyên gia, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ để lại những hậu quả nặng nề dưới đây:

Khó khăn trong cử động

Cũng giống như các căn bệnh về viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ càng vận động càng đau, giảm đau khi ít vận động hoặc không vận động. Người bị thoái hóa cột sống cổ thường khó dùng các tác động cổ như cú, xoay, nghiêng, mỗi lần đều gây đau đớn khôn cùng.

Thoát vị đĩa đệm

Có thể nói đây là hậu quả  tồi tệ nhất của thoái hóa đốt sống cổ. Việc đốt sống cổ bị tổn thương có thể gây chèn ép tới tủy sống, chèn ép các r dây thần kinh trong cột sống, gây hiện tượng rối loạn chi, trường hợp tệ nhất là dẫn đến bại liệt hoặc teo cơ.

Rối loạn tiền đình

Cụm từ này thường nghe nhắc nhiều nhưng ít ai biết đó chính là hậu quả của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh việc đau nhức đốt sống, cổ khó hoạt động thì người bệnh còn bị hành hạ bởi các cơn buồn nôn, chóng mặt khi nằm, ngồi không yên. Tình trạng này kéo dài, làm cho sức khỏe người bệnh thêm kém, tình trạng không ăn ngủ được có thể gây té ngã đối với người cao tuổi.

Hội chứng cổ – tim

Biểu hiện của bệnh là đau ở vùng vai gáy hoặc chính giữa xương bả vai chạy dọc xuống cơ thể. Lúc này, người bệnh có cảm giác như tim bị đè nén, đau ở vùng ngực trái hoặc xương ức, cơn đau có khi kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà có người sẽ đau ở tim nhưng có người lại lên cơn co giật dữ dội.

Thoái hóa đốt sống cổ nên điều trị từ lúc nào thì hiệu quả ?

Thoái hóa cột sống cổ sinh  ra bởi các nguyên nhân khác nhau như chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất quan trọng, công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác…

Bệnh diễn biến âm thầm trong cả quá trình từ việc các đốt sống và xương cột sống cổ bị suy giảm mật độ ở các đốt xương, cộng thêm sự hư khớp ở các thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, hậu quả là tình trạng thoái hóa các cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau vùng cổ xuất hiện, nhất là khi hoạt động hoặc tác động vùng cổ.

Quá trình lão hóa tự nhiên cùng với sự chăm sóc xương khớp chưa đầy đủ kết hợp với một trong các yếu tố thuận lợi khiến bệnh thoái hóa đốt sống cổ thêm nghiêm trọng. Bệnh này thường gặp ở độ tuổi trung niên, trong khoảng từ 30 đến 50 tuổi, chính vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị tích cực ngay từ thời điểm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhiều nhất.

Theo PGS, TS Trần Đình Ngạn, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103, hiện nay chủ yếu bệnh thoái hóa cột sống cổ được điều trị bằng nội khoa. Và cần phải tuân thủ mấy nguyên tắc như sau:

  • Khi bệnh nhân bị đau, dứt khoát phải dùng thuốc giảm đau và thuốc mềm (giãn) cơ theo đơn của thầy thuốc.
  • Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu như massage, chườm nóng, chiếu tia laser, tập luyện thể thao phù hợp. Khi cần phải đeo đai cố định.
  • Hồi phục sức khỏe và sự dẻo dai của trụ đỡ là hệ xương bằng việc sử dụng các sản phẩm có chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7, cùng một số dưỡng chất thiết yếu cho xương như: Magie, Mangan, Bonron, Đồng, Kẽm, DHA, Quercetin.
  • Tăng cường lưu thông máu và hồi phục rễ thần kinh, ngăn chặn tổn thương mạch máu, thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ bằng sản phẩm chứa Fursultiamin, các Vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện massage cổ để giảm đau mỏi cổ. Bệnh nhân có thể dùng tay phải hoặc tay thuận của mình tìm đốt sống cổ thứ 7 (là đốt sống cổ to nhất) và day day nhẹ xung quanh. Các phương pháp tại gian như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng, làm mềm da cũng mang lại hiệu quả cao.

Để tránh những tác hại của thoái hóa đốt sống cổ hay những hậu quả nặng nề của bệnh lý về xương khớp này gây ra, cần điều trị tích cực và kết hợp giữa việc trị nguyên nhân gốc là thoái hóa xương khớp và trị các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp cổ…Người bệnh nên tuyệt đối tránh các tác động nắn hay vặn mạnh có thể mang lại tác động xấu.

, ,

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status