Hậu quả không lường của bệnh thoái hóa khớp
Do tính chủ quan, coi bệnh thoái hóa khớp là điều hiển nhiên ở người có tuổi, không đi khám sức khỏe. Đến khi bệnh phát triển nặng, để lại những hậu quả không lường của bệnh thoái hóa khớp.
Hậu quả không lường của bệnh thoái hóa khớp
- Tìm hiểu qua: 7 dấu hiệu và biểu hiện của thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là do tổn thương phần sụn ở hai đầu tiếp nối xương, kèm theo tình trang viêm và làm giảm lượng dịch nhầy bôi trơn, gây đau và cứng khớp. Bệnh phát phát triển âm thầm nên ở giai đoạn đầu hầu như không có dấu hiệu. Do chưa nhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau khớp nhiều người thường coi đó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường do lao động hoặc thời tiết… nên không đi khám. Điều này làm tăng quá trình hủy sụn dẫn đến bệnh ngày càng xấu đi.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là cảm giác đau ở khớp. Khi mới bị, cơn đau thường không rõ nguyên nhân và thoáng qua, nhưng càng về sau thì lặp đi lặp lại nhiều lần. Người bệnh có thể thấy các khớp bị sưng hoặc biến dạng, thậm chí phát ra các tiếng động “lạo xạo, lục cục” khi vận động hoặc thấy các cơ bắp xung quanh khớp bị viêm, đau và yếu đi. Trường hợp, nếu khớp bị hủy hoại năng sẽ dẫn đến các khớp bị dính vào nhau thì dù có điều trị tích cực, người bệnh cũng có khó mà hồi phục chức năng vận động.
Ngay cả khi sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời mà không thể hồi phục lớp sụn bị thoái hóa, việc sử dụng thuốc nhiều cũng gây tác dụng phụ đến người sử dụng như tăng khả năng gây viêm loét dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Hậu quả của thoái hóa khớp lúc này là sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động.
Làm thế nào để ngăn chặn hậu quả của thoái hóa khớp
Nhận thấy, sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường của bệnh thoái hóa khớp để lại, nhiều người không tránh khỏi tâm trạng lo lắng và không biết ngăn chặn tình trạng này. Vì vậy, để ngăn chặn hậu quả của thoái hóa khớp, bạn nên chú ý theo dõi sức khỏe khi thấy dấu hiệu của thoái hóa khớp cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp là do tình trạng cơ thể thiếu các dưỡng chất như Canxi, vitamin D và các khoáng chất gây nên tình trạng loãng xương, mòn sụn, ít dịch nhầy bôi trơn khớp. Do đó, để ngăn chặn thoái hóa khớp, bạn nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu vào trong cơ thể, giúp tăng quá trình tái tạo sụn khớp như là bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi và các chất khoáng như Kẽm, Magie, Boron, Đồng, Mangan… vào cơ thể giúp cho xương cứng và dày đặc, tăng collagen, các chất vô cơ, hữu cơ trong các chất căn bản lại làm cho xương mềm deo, dễ uốn.
Tuy nhiên, có người đã bổ sung tích cực Canxi nhưng chẳng hiểu sao vẫn không tránh khỏi hậu quả nặng nề của thoái hóa khớp, thậm chí còn có những tác dụng phụ khi bổ sung quá nhiều mà không hấp thu được Canxi vào cơ thể. Bởi vậy, bên cạnh bổ sung kèm dẫn chất vitamin D3 thì không thể thiếu vai trò của vitamin K2 – MK7. MK7 vừa giúp đưa Canxi tới đúng đích, còn giúp kéo Canxi ra khỏi chỗ thừa, nhờ đó giúp phòng ngừa, điều trị thoái hóa khớp, vừa giúp tránh các tác dụng phụ của việc bổ sung dư thừa Canxi trong quá trình điều trị bệnh.
Tham khảo thêm bài viết:
- Bệnh thoái hóa khớp và cách điều trị hiệu quả
- Bổ sung canxi như nào là đúng – đủ – hiệu quả và an toàn
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận