BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG S1 BẨM SINH NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

27/07/2021

Chưa có bình luận

541 lượt xem

Vị trí đốt sống bị gai cũng phản ánh phần nào mức độ nghiêm trọng của bệnh gai đôi cột sống. Vậy gai đôi cột sống S1 có phải vị trí nguy hiểm?

1. Gai đôi cột sống S1 là gì?

Bệnh gai đôi cột sống S1 còn được gọi là tật nứt đốt sống. Căn bệnh này xảy ra khi các gai xương bị hở hoặc các ống thần kinh xương sống không đóng kín hoàn toàn. Đây là căn bệnh thường là dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

Các chuyên gia y tế trên thế giới đã đưa ra những phỏng đoán về tình trạng bệnh gai đôi cột sống là do trẻ bị tác động thông qua lượng dinh dưỡng mà người mẹ nạp vào cơ thể như môi trường sinh sống không lành mạnh hoặc cơ thể mẹ thiếu hụt trầm trọng lượng acid folic.

Căn bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời bởi những biến chứng của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếm khả năng vận động cũng như việc mất kiểm soát quá trình đại tiểu tiện của cơ thể, Ngoài ra, người mắc bệnh gai đôi cột sống S1 còn mắc thêm chứng đau dây thần kinh.

Với trẻ em mắc bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh sẽ gặp những khó khăn trong quá trình bú, thở và nuốt. Điều này gây nên nguy cơ tổn thương não bộ cao khiến các bé bị hạn chế về mức độ ghi nhớ hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài việc mắc dị tật từ khi còn bẩm sinh, căn bệnh này còn có thể xảy ra ở bất kỳ người nào trong độ tuổi từ 25-50 đặc biệt là ở nam giới, những người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc.

2. Các loại gai đôi cột sống S1 thường gặp

Bệnh gai đôi cột sống S1 thường có 3 dạng chủ yếu thường gặp đó là:

  • Gai đôi cột sống ẩn: Với những người bị mắc gai đôi cột sống ấn thường không cần phải điều trị bởi tình trạng này không có bất kỳ dấu hiệu nào cụ thể. Tuy nhiên, thông thường những trẻ gặp phải tình trạng này thường có lúm đồng tiền hoặc một mảng da trên người có nhiều lông hoặc vết bớt trên lưng.
  • Gai cột sống có nang: Đây là trường hợp hiếm gặp nhất của bệnh gai đôi cột sống S1. Đồng thời những người gặp phải tình trạng gai cột sống có nang thường nặng và rất khó khăn trong điều trị. Khi bị gai cột sống có năng, túi dịch của tủy sống sẽ bị tràn qua lỗ hở trên lưng trẻ khiến màng và dây thần kinh cột sống đi qua tạo nên một chiếc túi nhỏ ngay sau lưng. Với những trường hợp nặng, việc này có thể dẫn đến tê liệt một bộ phận nào đó trên cơ thể của người bệnh.
  • Thoát vị màng não: Màng não là lớp màng bảo vệ xung quanh tủy sống. Thoát vị màng não là một trong những trường hợp của gai đôi cột sống S1 và rất nguy hiểm khi ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của người bệnh. Khi người bệnh bị thoát vị màng não sẽ khiến cho dịch não tủy vàng trở nên dư thừa và tràn qua lỗ đốt sống khiến cho bàng quang bị tê liệt hoàn toàn. Lúc này, chức năng đường ruột bị rối loạn khiến quá trình đại tiểu tiện trở nên mất kiểm soát.

Vậy đâu là nguyên nhân gây nên chứng bệnh gai đôi cột sống S1?

3. Nguyên nhân dẫn đến gai đôi cột sống S1

Tuy các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nhất gây nên căn bệnh này ngoài dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu này có tìm ra được những nguyên nhân khiến căn bệnh này bị gia tăng về mức độ gây bệnh như sau:

  • Chấn thương cột sống: Khi cột sống của người bệnh đã từng gặp phải các chấn thương sẽ làm cho xương tự động kích hoạt các chức năng tái tạo xương để bù đắp cho cơ thể. Nếu người bệnh thường xuyên gặp các chấn thương liên quan đến xương khớp sẽ làm cho quá trình này gia tăng khiến lượng xương mới trở nên dư thừa trở thành các gai xương ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh cột sống.
  • Viêm nhiễm cục bộ: Những người mắc bệnh viêm xương khớp hoặc viêm gân thường gây nên những kích thích để tái tạo lên tế bào xương làm cho các phần xương dư thừa chồi ra và hình thành các gai xương. Các gai xương này sẽ gây đau nhức cho người bệnh và hạn chế về khả năng vận động.
  • Giới tính: Giới tính tưởng chừng không liên quan đến căn bệnh này thế nhưng thực chất theo nghiên cứu, tỉ lệ nam giới mắc căn bệnh này cao vượt trội so với nữ giới.
  • Thói quen sinh hoạt: Các sinh hoạt hàng ngày hoặc công việc gây tác động trực tiếp đến cột sống như khuân vác đồ đạc quá nặng hay ngồi sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu cũng là những nguyên nhân khiến bệnh gai đôi cột sống hình thành và có dấu hiệu tăng nặng.
  • Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, người mẹ không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé đặc biệt là canxi sẽ dễ gây nên tình trạng gai đôi cột sống cho trẻ. Bên cạnh đó, người mẹ cũng mang khả năng cao mắc bệnh gai đôi cột sống S1 khi cân nặng tăng quá nhanh trong quá trình mang thai gây áp lực đến vùng xương sống khiến chứng bệnh gai đôi cột sống S1 hình thành và phát triển.

4. Biểu hiện của bệnh gai đôi cột sống S1

Bệnh gai đôi cột sống S1 chỉ được phát hiện khi người bệnh tình cờ chụp X-quang vùng xương sống. Chính vì vậy căn bệnh không có dấu hiệu ban đầu mà chỉ khi bệnh tình trở nặng mới bắt đầu xuất hiện các biểu hiện rõ ràng như là:

  • Đau ở vùng thắt lưng cùng: Người bệnh sẽ thường xuyên nhận thấy những cơn đau nhói nơi thắt lưng phần xương cùng, Đây được xem là cơn đau đặc trưng nhất, khi dùng tay ấn nhẹ vào điểm này sẽ khiến cảm giác đau đớn tăng lên rõ rệt và có thể lan xuống chân hoặc ngược lên cánh tay.
  • Cơn đau lan sang các điểm xung quanh: Người mắc bệnh gai đôi cột sống S1 sẽ khiến các cơn đau tái phát lan sang khắp vùng thắt lưng và xương chậu cùng với các vùng xương khớp phía lân cận. Một vài bệnh nhân cũng chỉ ra rằng họ còn cảm nhận thấy những cơn đau ở vùng bắp chân, cẳng chân và bàn chân…
  • Vận động khó khăn: Một dấu hiệu nữa khi bệnh gai đôi cột sống S1 đã trở nặng đó là các vận động của cơ thể bắt đầu trở nên khó khăn do các cơ bắp bị yếu dần đi. Nhất là cơ bắp chân khiến bệnh nhân khó di chuyển và vận động mạnh.
  • Cơ thể mất đường cong sinh lý: Thông thường, cột sống của chúng ta sẽ cong theo đường cong sinh lý. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mắc bệnh gai đôi cột sống S1 có đến 10% trường hợp gặp phải tình trạng mất đường cong sinh lý như hai bên hông không đều nhau, cột sống lưng bị cong vẹo hoặc bàn chân đột biến bất thường.
  • Tê bì chân tay: Khi các gai xương mọc ra nhiều hơn sẽ gây nên sự chèn ép lên các rễ thần kinh khiến chân tay người bệnh trở nên yếu dần đi gây tê bì các đầu ngón tay, ngón chân làm cơ thể vận động thiếu linh hoạt. Các vận động hoặc đi lại trở nên khó khăn hơn khiến người bệnh chỉ muốn ngồi hoặc nằm một chỗ.
  • Rối loạn đại tiện và tiểu tiện: Những người mắc bệnh gai đôi cột sống S1 ở thể nặng sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn đại tiểu tiện. Lúc này, bệnh nhân sẽ mất kiểm soát trong quá trình đi vệ sinh khiến cơ thể không thể thích ứng được.

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gai đôi cột sống S1

Khi bệnh gai đôi cột sống S1 diễn tiến nặng người bệnh sẽ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cơ thể, cụ thể đó là:

5.1. Thoát vị đĩa đệm

Khi cột sống ở vị trí S1 bị tách làm đôi sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm và khiến đĩa đệm bị tổn thương. Lúc này, đĩa đệm có thể thoát ra khỏi vị trí ban đầu của nó và làm cho các nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ dây thần kinh và ống tủy. Người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ đau nhức mỗi khi vận động. Bệnh thoát vị đĩa đệm do gai đôi cột sống S1 gây nên khi không được điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động hoặc thậm chí là tàn phế vĩnh viễn.

5.2. Đau thần kinh liên sườn

Một trong những biến chứng khác của gai đôi cột sống S1 là đau thần kinh liên sườn. Người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức dữ dội ở vùng ngực và xương ức. Đặc biệt, khi bị ho hoặc hắt xì hơi quá mạnh sẽ làm cho cơn đau tăng lên nhiều gây khó thở.

5.3. Đau dây thần kinh tọa

Các xương gai S1 sẽ chèn lên vị trí của các dây thần kinh tọa khiến các cơn đau xuất hiện một cách thường xuyên và dai dẳng làm cho người bệnh đau nhức khó chịu. Các cơn đau này thường bắt nguồn từ vùng lưng rồi sau đó lan xuống hông, đùi và cẳng chân của bệnh nhân đặc biệt khi người bệnh cúi gập người, khom lưng, ho…Chứng đau dây thần kinh tọa còn gây nên bệnh tê bì chân tay, teo vùng mông, đùi hoặc mất kiểm soát đại tiểu tiện.

5.4. Biến chứng nguy hiểm khác

Ngoài ra, căn bệnh này còn xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác như là:

  • Biến dạng đường cong sinh lý, vẹo cột sống
  • Mất khả năng vận động ở tay, chân hoặc cả tay và chân
  • Liệt hai chân, rối loạn cảm giác
  • Viêm màng não, não bị nhiễm trùng
  • Rối loạn đại tiện hoặc tiểu tiện

6. Chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống S1

Để chẩn đoán được chính xác về bệnh gai đôi cột sống S1, nhất là ở thai nhi các bác sĩ thường cho mẹ làm các xét nghiệm sàng lọc như sau:

  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra xem trẻ nhỏ có mắc các dị tật như gai cột sống hay không, các bác sĩ sẽ lấy máu mẹ để kiểm tra trong máu có chứa các loại protein có tên gọi là AFP hay không. Nếu hàm lượng này cao chứng tỏ rằng bé có nguy cơ mắc gai cột sống hoặc một dị tật bẩm sinh nào đó.
  • Siêu âm: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khi các bác sĩ theo dõi cột sống của thai nhi trên màn hình máy tính bằng cách cho sóng âm với tần số cao bật ra khỏi mô trong cơ thể của mẹ bầu. Khi nhận thấy cột sống có dấu hiệu khả nghi như có túi nhô ra tức là bé khi sinh ra sẽ mắc bệnh gai cột sống.
  • Chọc nước ối: Ở chẩn đoán này, các bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim để lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ túi ối xung quanh em bé để xem liệu rằng bé có đang gặp phải chứng bệnh gì không.

Khi trẻ ra đời, các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các loại xét nghiệm như chụp CT, MRI… nếu nghi ngờ trẻ gặp vấn đề về xương khớp.

7. Điều trị bệnh gai đôi cột sống S1

Để điều trị gai đôi cột sống S1, có một số phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng như:

7.1. Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y thường mang khả năng giảm đau nhanh chóng cho người bệnh. Chính vì vậy, tùy vời trường hợp của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indomethacin, meloxicam, …phối hợp với paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ: Như mydocalm, myonal, decontractyl…
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như: Glucosamin sulfat, MSM, chondroitin sulfat, diacerein

7.2. Tập vật lý trị liệu

Là một biện pháp vô cùng an toàn và mang lại hiệu quả cao, vật lý trị liệu thường được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng. Biện pháp này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển và giúp phục hồi các chức năng của xương hiệu quả. Cụ thể đó là:

  • Châm cứu, bấm huyệt
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Sử dụng các loại nẹp cố định
  • Tác dụng nhiệt lên phần xương bị đau nhức như: nhiệt, điện, laser, siêu âm, sóng ngắn…

7.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp chỉ nên thực hiện khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả. Bởi khi tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các gai xương sẽ giúp bệnh nhân giảm các cơn đau đớn tuy nhiên các gai xương này lại dễ dàng mọc lại gây nguy hiểm cho người bệnh.

8. Phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống S1

Bệnh gai đôi cột sống S1 là căn bệnh rất khó chữa trị. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị bệnh thì quá trình phòng tránh vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với những mẹ đang mang bầu.

Cho nên, để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả, các mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể nhất là các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia, nước có ga hoặc các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
  • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu mà cần vận động mỗi giờ để xương khớp không bị mỏi.
  • Tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc và đúng giờ
  • Để cho cơ thể và tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái,
  • Khi mang thai, cần hạn chế mang giày cao gót
  • Bổ sung bộ ba canxi nano, vitamin D3 và MK7 cùng các tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry… giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ điều trị được tình trạng gai đôi cột sống hiệu quả.

Với những thông tin chia sẻ về bệnh gai đôi cột sống S1 trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về căn bệnh nguy hiểm này để biết cách phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả khi gặp phải. Căn bệnh này tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng lại xảy ra những biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, nếu nhận thấy bất cứ vấn đề gì khác lạ của cơ thể các bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status