Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh loãng xương

27/01/2016

Chưa có bình luận

3147 lượt xem

Xương luôn vận động với hai quá trình tạo xương và hủy xương diễn ra liên tục theo cơ chế thay xương cũ bằng xương mới. Bình thường, ở người trưởng thành, hai quá trình này được duy trì một cách cân bằng đến sau tuổi 30. Từ tuổi này trở đi, hủy cốt bào sẽ hoạt động quá mức, hủy xương sẽ lớn hơn tạo xương dẫn đến khối lượng xương bị giảm theo thời gian, đặc biệt giảm nhanh ở giai đoạn mãn kinh và sau mãn kinh ở phụ nữ, gây nên tình trạng loãng xương.

nguyen nhan gay benh loang xuong

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Hiện tượng mất xương (mất khoáng chất) tăng dần theo tuổi là một hiện tượng sinh lý bình thường, khi mất xương quá nhiều, mất khoảng từ 30% khối lượng xương trở đi, thì đã bị loãng xương. Các nghiên cứu khoa học về tế bào học đã chỉ ra, mức độ thưa xương sinh lý có khác nhau giữa hai giới nam và nữ. Đối với hiện tượng mất xương sinh lý theo tuổi thì ở nam giới, khối lượng xương bè sẽ giảm dần một cách đều đặn theo tuổi, trong khi nữ giới mất xương nhiều hơn với sự gia tăng nhanh trong vòng 20 năm sau mãn kinh. Loãng xương xuất hiện khi sự mất xương, thưa xương trở nên quá mức, khiến bộ xương không chịu nổi sức ép của các lực cơ học (như ngã, va đập, mang vác đồ,…), khi đó rất dễ bị gãy xương.

Nguyên nhân gây loãng xương

Nguyên nhân gây loãng xương liên quan đến sự gia tăng tuổi tác, là sự giảm hoạt động của các tạo cốt bào dẫn đến giảm sự tạo xương. Ngoài ra, ở người cao tuổi, có sự giảm hấp thu canxi, xảy ra ở cả hai giới, thường do thiếu canxi, vitamin D và MK7 (vitamin K2) trong chế độ ăn, do giảm tổng hợp vitamin D tại da và sự sai lệch tổng hợp cholecalciferon do giảm hoạt động của 1 emzym tại thận. Những yếu tố này dẫn đến bệnh loãng xương nguyên phát, gặp nhiều ở người cao tuổi, phụ nữ thì gặp nhiều từ độ tuổi 50 trở đi, nam giới thì gặp nhiều ở độ tuổi từ 65 trở đi.

Bệnh loãng xương sẽ đến sớm hơn và thường xảy nhanh ở những người có các yếu tố nguy cơ gây loãng xương sau:

Yếu tố cơ học: Bất động kéo dài trên 6 tháng, hoặc các nhà du hành vũ trụ khi ở trạng thái không trọng lượng.

Yếu tố di truyền: Người da đen ít bị loãng xương hơn người da trắng; Người gầy và cao hay bị loãng xương hơn; Một số nguyên nhân loãng xương có tính chất gia đình, nếu có mẹ hoặc bà từng bị loãng xương thì bạn cũng có nguy cơ loãng xương cao hơn.

Yếu tố hormon:  Tăng tiết hormone cận giáp trạng hoặc corticoid vỏ thượng thận có thể dẫn tới loãng xương thứ phát; Giảm tiết estrogen từ buồng trứng đóng vai trò rất quan trọng trong loãng xương ở phụ nữ, gặp nhiều trong các trường hợp phụ nữ mãn kinh, cắt buồng trứng trước tuổi 45, mãn kinh sớm (thời gian có kinh dưới 35 năm). Giảm testosterone máu ngoại vi, giảm prolactin máu cũng là nguyên nhân loãng xương ở nam giới.

Loãng xương do thuốc tây: như sử dụng một số loại thuốc như corticoid,…

Do một số bệnh mãn tính như bệnh đường tiêu hóa (viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm loét dạ dày), bệnh đái tháo đường, bệnh suy thận, bệnh viêm khớp mãn tính, thoái hóa khớp,…

Các yếu tố khác như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ít vận động thể lực, chế độ ăn thiếu canxi (thường cung cấp dưới 800mg Canxi mỗi ngày), thiếu vitamin D và MK7 (vitamin K2),…

Những yếu tố trên là nguyên nhân gây bệnh loãng xương thứ phát.

Cách phòng bệnh và điều trị loãng xương hiệu quả

Phòng ngừa sớm bệnh loãng xương được coi là nguyên tắc vàng trong điều trị loãng xương. Bởi khi đã bị loãng xương thì điều trị mất rất nhiều thời gian (vài năm), rất tốn kém, gặp nhiều tác dụng phụ do thuốc trị loãng xương gây ra mà kết quả lại không được như ý.

Để dự phòng bệnh loãng xương hiệu quả, chúng ta cần ngăn mất xương ngay từ khi còn trẻ, và liên tục mỗi ngày cho đến lúc già. Cần có ý thức này càng sớm càng tốt, tốt nhất là từ khi còn trong bụng mẹ và ngay từ hôm nay, ở bất kỳ độ tuổi nào.

Trước hết, cần phải giúp cho trẻ em phát triển chiều cao tối đa, đạt khối lượng xương đỉnh tối đa khi trưởng thành. Sau đó, giúp tăng tạo xương để ngăn mất xương ở độ tuổi sau 30 đến lúc già. Nguyên tắc chung là phải bổ sung đủ mỗi ngày nhu cầu Canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết cho xương như magie, kẽm, đồng, boron, silic, mangan, DHA,… Nếu nhận thấy chế độ ăn không cung cấp đủ và cân đối, bạn nên bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm chức năng. Quan trọng nhất là MK7 với sức khoẻ, chỉ có nhiều trong đậu tương lên men (sản xuất theo phương pháp truyền thống Natto của Nhật Bản), món ăn này lại chưa phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới do vị tanh nồng khó ăn. Bởi vậy, lựa chọn viên uống chứa MK7 (100mcg/ngày/1-2 viên) là lựa chọn tiện dụng và khoa học nhất. Khi đã bị loãng xương thì ngoài các thuốc điều trị, việc bổ sung viên uống chứa canxi, D3, MK7 cùng đa dạng các khoáng chất là biện pháp giúp tăng hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh loãng xương.

Đối với phụ nữ từ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, cần bổ sung thêm Estrogen trong phác đồ phòng và điều trị loãng xương. Nguồn bổ sung Estrogen an toàn là từ thảo dược. EstroG-100 là Estrogen thảo dược an toàn và hiệu quả bậc nhất đáng để chị em lựa chọn giúp phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh loãng xương ở phụ nữ.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, vận động thể thao đều đặn, mỗi ngày 30 phút cũng sẽ giúp bạn có bộ xương chắc khỏe, dẻo dai, giúp phòng và hỗ trợ điều trị tốt bệnh loãng xương.

Để được tư vấn thêm về phương pháp “dự phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương”, hãy gọi(04).39.978.898 – 1900.545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư:songkhoe@bacsituvan.vn  (Miễn Phí).

, ,

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status