Những ai dễ bị loãng xương nhất ?

17/09/2015

Chưa có bình luận

1869 lượt xem

Quá trình loãng xương là một tiến trình tự nhiên của cơ thể do lão hóa theo tuổi tác. Thông thường, loãng xương sẽ xảy ra nhiều nhất từ tuổi 50 đối với phụ nữ, và từ tuổi 65 đối với nam giới, nhưng quá trình mất xương gây loãng xương đã xảy ra âm thầm từ tuổi 30 với bất kỳ ai. Tuy nhiên, đối với nhiều người, loãng xương có thể đến với tốc độ nhanh hơn và đến sớm hơn do họ có những yếu tố nguy cơ gây loãng xương cao hơn.

nhung-ai-de-mac-loang-xuong-nhat

Những người có các yếu tố nguy cơ gây loãng xương sẽ dễ bị loãng xương sớm hơn, nặng hơn. Đó là:

1, Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu Protid, Canxi, phosphor,… Hoặc khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành thấp, đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất,

2, Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên còn giúp cơ thể cao tối đa, tức đạt khối lượng xương đỉnh cao nhất lúc trưởng thành),

3, Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ, mà lại không được bổ sung đủ chất, đặc biệt là Protid và Canxi để bù đắp lại,

4, Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng ruột mãn tính,… làm hạn chế hấp thu Canxi, vitamin D, Protid,…,

5, Sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,… làm tăng thải Canxi qua đường thận và giảm hấp thu Canxi qua đường tiêu hóa (thường xảy ra ở nam giới),

6, Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn,…)

7, Bất động quá lâu ngày do bệnh tật, do nghề nghiệp, … vì bất động lâu ngày, các tế bào hủy xương sẽ tăng hoạt động,

8, Bị các bệnh nội tiết như: Cường tuyến giáp và tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, đái tháo đường,…

9, Bị suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều Canxi qua đường tiết niệu,

10, Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp,

11, Do sử dụng lâu dài một số thuốc như thuốc chống động kinh (Dihydan), Insulin, thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Corticoid (Corticoid làm ức chế quá trình tạo xương, đồng thời làm giảm hấp thu Canxi ở ruột, tăng đào thải Canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

Cách phòng bệnh loãng xương ở những người dễ bị loãng xương

  • Điều trị tích cực các bệnh mãn tính như các bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận, bệnh nội tiết,…
  • Đối với những bệnh phải dùng thuốc gây mất xương như Corticoid, Insulin,…, nên kết hợp bổ sung tích cực Canxi, các khoáng chất và các chất dẫn như vitamin D, MK7 (vitamin K2).
  • Tập luyện thể thao thường xuyên, sống năng động, loại bỏ các thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…
  • Ngay từ hôm nay và trong suốt cuộc đời, hãy chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chú trọng bổ sung Canxi, các khoáng chất. Điều quan trọng là phải bổ sung cùng với các hoạt chất giúp hấp thu, vận chuyển Canxi vào tận xương và giải quyết được các tác dụng phụ bất lợi do Canxi gây ra như táo bón, sỏi thận, xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm,… Bởi phải bổ sung đầy đủ, không được quá thừa (thừa sẽ gây hại), và hàng ngày, nên giải pháp tốt nhất là tìm đến những sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa đủ các dưỡng chất gồm Canxi dạng nano, D3, MK7 và các khoáng chất thiết yếu như kẽm, magie, đồng, mangan, silic, boron,…
  • Nếu đã bị loãng xương hoặc giảm mật độ xương, cần sử dụng sản phẩm trên để hỗ trợ sớm nhất, dùng liên tục và kiểm tra mật độ xương định kỳ (3-6 tháng/lần) nhằm bảo vệ xương tích cực.

Gọi (04).39.978.898 hoặc 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được Tư Vấn về bệnh lý và sản phẩm(Miễn Phí).

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status