MỔ GAI CỘT SỐNG LIỆU CÓ PHẢI LÀ GIẢI PHÁP AN TOÀN?
Là một bệnh lý về xương khớp phổ biến, gai cột sống ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều người. Vì vậy, việc tìm kiếm một phương pháp an toàn và hiệu quả luôn là mong ước của các bệnh nhân gai cột sống. Một trong những phương pháp được nhiều người nhắm đến là mổ gai cột sống. Thế nhưng liệu biện pháp này có an toàn và mang lại hiệu quả như mong đợi?
1. Các trường hợp chống chỉ định để mổ gai cột sống
- Gai có kích thước và phát triển lớn, gây ra các hiện tượng bất lợi cho các mô mềm bao phủ bên ngoài sưng đỏ. Có thể gây ra viêm nhiễm hoặc gây ra các cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân đau đớn.
- Các biện pháp bảo tồn, khi đã áp dụng được trên 6 tháng trở lên.
- Các trường hợp bệnh gai cột sống đã phát sinh và biến chứng kiểm soát hay rối loạn dây thần kinh thực vật…
- Có thể thấy các trường hợp áp dụng được bằng sự can thiệp là phẫu thuật bỏ một phần hoặc hoàn toàn xương gai. Nhờ vậy, các chèn ép sẽ được giảm đi đáng kể, ổn định hơn theo cấu trúc của cột sống.
2. Các phương pháp mổ gai cột sống
Hiện nay, đối với bệnh gai cột sống nếu thực hiện mổ thường sẽ triển khai theo 4 cách. Cụ thể, đối với từng cách mổ gai cột sống như sau:
2.1. Mổ gai cột sống bằng phương pháp nội soi
Có thể xem đây là phương pháp có tỉ lệ thành công đứng hàng đầu hiện nay. Mổ nội soi hạn chế tối đa khả năng tai biến sau mổ cao nhất. Đối với phương pháp này thì người ta sẽ tiến hành như sau:
- Trước hết, các bác sĩ sẽ tạo ra một vết cắt nhỏ ở lưng. Sau khi tạo ra một vết cắt bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nội soi có trang bị camera và thông qua hình ảnh của camera có thể quan sát tình trạng cột sống. Từ đó bác sĩ sẽ cắt bỏ các xương gai một cách dễ dàng.
- Mổ nội soi sẽ khiến cho các áp lực chèn lên tủy sống được giải phóng. Hơn nữa, phương pháp này có lợi nhất cho việc hạn chế các chèn ép lên các xương vùng tủy sống. Chính vì vậy, phẫu thuật bằng cách mổ nội soi có tỷ lệ bệnh nhân bình phục cao nhất.
2.2. Mổ gai cột sống bằng phương pháp truyền thống
Đối với phương pháp mổ truyền thống giúp bác sĩ thuận lợi quan sát các gai xương và loại bỏ dễ dàng. Nhờ đó bác sĩ có thể định lại cấu trúc cột sống. Cách mổ này thực hiện theo cơ chế cắt một lớp mỏng ở gai sống bị gai làm rộng ống thắt lưng. Nhờ vậy có thể tạo ra khoảng trống cho tủy sống cũng như các dây thần kinh để làm giảm áp lực cho các cơ quan này. Quá trình mổ sẽ giúp hạn chế các cơn đau do gai cột sống gây ra hiệu quả hơn.
2.3. Mổ cắt lát đốt sống
Mổ cắt lát đốt sống là cách cắt bỏ lát mỏng ở khu vực đốt sống hình thành xương gai. Tạo khoảng không gian giữa 2 đốt sống kế nhau. Nhờ đó có thể giảm sức ép lên đĩa đệm và các cơ quan kế cận.
2.4. Cấy miếng đệm gan mỏm gai
Phương pháp này dùng trong trường hợp mỏm gai nhỏ. Bác sĩ sẽ cấy miếng đệm vào giữa các đốt sống giúp người bị bệnh giảm các triệu chứng đau nhức. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh gai cột sống được áp dụng khá phổ biến.
Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật làm giảm hẹp các ống sống. Miếng đệm gia mỏm được cấy vào giữa các mỏm gai. Điều này sẽ giúp cho không gian giữa các mỏm xương và mỏm gia rộng hơn. Hạn chế các thương tổn do gai tác động đến xương.
Đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, kết luận riêng căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể. Thực hiện phẫu thuật gai cột sống ngày nay có tỉ lệ thành công lớn, khả năng hồi phục nhanh chóng. Chỉ cần sau phẫu thuật, bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống điều độ là có thể nhanh chóng khỏi bệnh.
3. Chi phí mổ gai cột sống
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi là để mổ gai cột sống bạn sẽ mất bao nhiêu tiền? Chắc chắn có rất nhiều bệnh nhân đã và đang băn khoăn nhưng chưa tìm được giải đáp cụ thể. Thực tế. căn cứ vào tình trạng bệnh gai cột sống của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp mổ thích hợp.
Tùy thuộc vào phương pháp mổ, vấn đề từ ca mổ mới có thể quyết định đến cho phí. Theo đó, cho phí phẫu thuật các bạn cần quan tâm sẽ bao gồm: Chi phí thực hiện ca mổ, chi phí phục hồi chức năng sau ca mổ và bồi dưỡng cơ thể bệnh nhân sau phẫu thuật. Các chi phí này đều phải tính toán thì bạn mới có thể dự trù chính xác.
Thông thường, chi phí trung bình cho một ca mổ gai cột sống khoảng:
- Đối với mổ truyền thống: Từ 15 – 20 triệu đồng
- Đối với mổ nội soi: Từ 20 – 40 triệu đồng
- Đối với các bệnh nhân có chẩn đoán phức tạp, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau để mổ: Từ 50 triệu đồng/ ca phẫu thuật.
Ngoài ra, các bệnh nhân có bảo hiểm Y tế sẽ được giảm chi phí phẫu thuật nếu phẫu thuật đúng tuyến. Đặc biệt cần chú ý là người bệnh cũng nên dự phòng thêm các khoản chi phí như thuốc, nằm viện, phục hồi chức năng sau phẫu thuật,… để chủ động hơn trong quá trình tiến hành phẫu thuật, phục hồi, bồi dưỡng.
4. Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?
Có thể nói, đối với nền y học hiện đại ngày nay thì mổ gai cột sống không còn là điều gì quá khó khăn. Theo các nghiên cứu chỉ ra thì tỉ lệ phẫu thuật cho các bệnh nhân bệnh này chiếm đến 85%. Hiệu quả của các ca mổ đều được đánh giá cao, không gây sự đau đớn, nhức mỏi cho bệnh nhân. Tuy vậy, mổ gai cột sống chỉ nên là liệu pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không còn khả năng hiệu quả bởi sau phẫu thuật có thể dẫn đến những biến chứng như sau:
- Xuất huyết kéo dài: Tình trạng xuất huyết kéo dài có thể xảy ra khi phẫu thuật nội soi. Với các vết mổ thông thường, vết mổ sẽ chỉ chảy máu trong vài giờ. Tuy nhiên, nếu xuất huyết kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi kỹ lượng, không vận động mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bị nhiễm trùng: Nếu sau mổ bệnh nhân không chăm sóc đúng cách có thể gây ra một số tình trạng như: Virus xâm nhập, viêm nhiễm vết mổ do vi khuẩn,…rất nguy hiểm cho người bệnh nếu như không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
- Gai xương tái phát: Sau một thời gian mổ, bệnh có thể tái phát do sự tích tụ canxi, rối loạn chuyển hóa do tuổi tác. Hoặc cũng có thể gai cột sống mọc ngay sau khi mổ.
- Dây thần kinh bị tổn thương: Khi mổ gai cột sống có một số trường hợp dây thần kinh sẽ bị tổn thương làm rối loạn chức năng. Do là khu vực có nhiều các dây thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu đến não bộ, cũng như các chi của cơ thể. Trong một số trường hợp hiếm gặp, can thiệp ngoại khoa có thể làm rối loạn hoặc suy giảm chức năng do các cơ quan này bị thương tổn.
- Một số biến chứng khác: Ngoài các vấn đề trên thì sau phẫu thuật mổ gai cột sống còn có thể gặp các vấn đề như các vùng da vùng cổ và lưng dễ nhạy cảm, mẩn ngứa và bị kích thích. Cũng có thể do bác sĩ sử dụng các loại dung dịch chống khuẩn trước khi phẫu thuật và sau phẫu thuật nên khiến bệnh nhân bị ngứa râm ran như kiến bò xung quanh vết thương vừa phẫu thuật cực kỳ khó chịu. Phẫu thuật có thể để lại sẹo, gây ra vấn đề đau nhức kéo dài, hoặc nghiêm trọng hơn là một số chức năng không thể phục hồi được hoàn toàn sau khi phẫu thuật…
5. Các biện pháp chăm sóc sau khi mổ gai cột sống
Để bệnh tình hồi phục nhanh chóng thì sau khi mổ, bệnh nhân nên làm theo chỉ định của bác sĩ để thời gian phục hồi nhanh hơn. Không tự ý làm bất cứ điều gì nếu chưa nhận được sự cho phép của bác sĩ. Cụ thể, dưới đây là một số biện pháp:
- Nằm viện theo chỉ định của bác sĩ: Việc nằm viện để theo dõi sau phẫu thuật là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng nên thực hiện nghiêm túc. Trong các trường hợp xấu nhất, các bác sĩ có thể theo dõi, kịp thời phát hiện ra những biến chứng nguy hiểm, khó lường. Từ đó có thể xử lý kịp thời để đảm bảo bệnh nhân phục hồi tốt nhất.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Không chỉ nên theo dõi sau phẫu thuật, dùng thuốc đúng, đủ và chuẩn theo chỉ định cũng cần thực hiện tốt. Nhất là đối với các loại thuốc giảm đau, giảm viêm nhiễm hoặc tiêu sưng đều có thể tìm ẩn những nguy cơ. Bệnh nhân cũng không được tự ý dừng hoặc bỏ thuốc vì có thể khiến vết thương sưng, phù nề, sưng viêm và có thể bị nhiễm trùng cao hơn bình thường.
- Chú ý dinh dưỡng sau mổ: Cũng như các loại phẫu thuật khác, sau mổ cột sống bạn cũng cần chú ý đến việc ăn uống của bản thân. Nhất là sau mổ, cơ thể còn yếu thì nên các món ăn mềm, dễ nuốt như: Các món cháo, canh, súp, miến… Đây đều là các món ăn dễ tiêu, không gây áp lực cho các cơ quan tiêu hóa. Không gây đau đớn cho vết mổ.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn: Sau khi trở về nhà, bệnh nhân vẫn cần chú ý nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng. Để chắc chắn rằng bệnh tình của bạn đã thuyên giảm thì hãy đến tái khám theo đúng lịch mà bác sĩ đã chỉ định. Các bác sĩ sẽ giúp bạn thăm khám, kịp thời phát hiện ra các biến chứng bất thường. Ngoài ra, các bác sĩ trị liệu cũng giúp cho khả năng vận động, các chức năng của cột sống dần trở lại bình thường.
6. Lưu ý khi mắc bệnh gai cột sống
Dù mắc phải bất cứ bệnh gì, người bệnh cần phải kiêm kheng trong ăn uống, hạn chế làm việc nặng nhất là đối với bệnh gai cột sống. Một số lưu ý khi mắc bệnh gai cột sống đó là:
6.1. Không nên vận động mạnh, bê vác đồ nặng
Bạn có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn nếu có tình mang vác đồ nặng trên vai. Những áp lực từ vật nặng sẽ đè nén lên vùng cột sống. Điều này sẽ khiến bệnh nhân đau nhức, rất khó chịu.
6.2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Theo đó, để bệnh gai cột sống không còn là nỗi lo lắng thì các bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Bệnh nhân mắc gai cột sống cần bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi để nhanh chóng hồi phục nhanh hơn. Lượng canxi cấp vào cơ thể được cơ thể tự sửa chữa, bổ sung để dùng chữa cho chấn thương hoặc xương bị thoái hóa sử dụng.
Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn cả các loại thực phẩm chứa Kali, vitamin D…
6.3. Hạn chế các loại đồ uống chứa chất kích thích
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt co ga… Các loại đồ ăn nhanh, những món nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm giàu đạm… đều được khuyên không sử dụng cho bệnh gai cột sống.
6.4. Có thể tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng
Thói quen sinh hoạt điều độ đều có ảnh hưởng tích cực đến người thường hoặc người bệnh. Khi kết hợp tốt giữa việc ăn uống và tập luyện thể thao thì sẽ nhanh chóng khỏe mạnh, bớt đau ốm vặt. Nhất là bệnh gai cột sống có thể thuyên giảm, đỡ nhức mỏi và khó chịu hơn. Nhờ quá trình tập luyện thể thao thì xương của cơ thể bạn cũng chắc khỏe hơn. Ngăn cản và hạn chế đến tối đa các tổn thương do thoái hóa tự nhiên gây ra…
6.5. Cung cấp đầy đủ các chất cần thiết khác qua thực phẩm chức năng
Bổ sung bộ ba canxi nano, vitamin D3 và MK7 cùng các tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry… từ thực phẩm chức năng sẽ là một trong những giải pháp an toàn và mang lại nhiều hiệu quả tốt cho xương khớp của người gai cột sống. Ngoài ra, bạn nên lắng nghe PGS.TS. Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 sẽ tư vấn cách đẩy lùi bệnh gai cột sống hiệu quả TẠI ĐÂY.
Bị mắc bệnh gai cột sống bệnh nhân cần nghiêm túc và tuân thủ các chế độ ăn uống, điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. Tuyệt đối không tự ý làm bất kỳ điều gì để tránh đến tối thiểu sự ảnh hưởng xấu đến bệnh tình của người bệnh.
Gai cột sống là một căn bệnh không quá nguy hiểm tới tính mạng con người, tuy nhiên nếu không biết chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh gai cột sống người bệnh nên cân nhắc trong việc điều trị để giúp cơ thể khỏe mạnh và không gặp bất kỳ một tác dụng phụ nào ngoài ý muốn.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận