Gãy xương: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

05/09/2022

Chưa có bình luận

426 lượt xem

Gãy xương có thể do nhiều nguyên nhân và cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, bởi biến chứng của tình trạng này gây ra có thể gây hại rất lớn tới sức khỏe. Vậy đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị gãy xương? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Phân loại tình trạng gãy xương

Xương gãy có thể gây tổn thương hàng loạt mạch máu, mô mềm, thần kinh, gân cơ, dây chằng. Gãy xương bao gồm các hình thái như:

  • Gãy xương hở: Là tình trạng gãy xương có chấn thương ngoài da ở ngay tại hoặc gần vị trí gãy xương. Về cơ chế thì có 2 loại là gãy hở từ ngoài vào (thường do chấn thương trực tiếp) và gãy hở từ trong ra (thường do chấn thương gián tiếp, Đầu xương gãy chọc thủng da) và có nguy cơ nhiễm trùng ổ gãy
  • Gãy xương kín: Là gãy xương, nhưng không có vết thương ngoài da. Xương gãy thường ở ngay tại vị trí chấn thương (với chấn thương trực tiếp). Phần mềm thường ít bị tổn thương hơn trường hợp gãy xương hở.
  • Gãy nguyên tại vị trí: Trường hợp xương gãy vẫn nằm ở vị trí cũ, hầu như không lệch ra khỏi vị trí ban đầu (gãy xương không di lệch).
  • Gãy xiên: Trường hợp chỗ gãy xảy ra tại một góc nghiêng tương đối với đường thẳng của xương.
  • Gãy vụn (gãy nhiều mảnh): Trường hợp xương gãy thành nhiều mảnh
  • Gãy ngang: Đường gãy gần như hoặc vuông góc với trục dọc của xương.
  • Gãy 3 đoạn.

2. Dấu hiệu gãy xương

Để phát hiện sớm gãy xương, chúng ta có thể nhận biết thông qua dấu hiệu gãy xương như sau:

– Nghe tiếng “rắc” (“tách”) sau khi va chạm: Sau khi chấn thương ngã, hoặc va chạm đột ngột, nếu tay, chân bạn đột nhiên phát ra tiếng kêu “rắc” hoặc “tách” thì nhiều khả năng xương đã gãy.

– Cảm thấy đau dữ dội tê buốt do vị trí xương gãy không nhận đủ máu. Do cơ phải cố gắng cố định xương gãy nên có thể xuất hiện hiện tượng co rút.

– Quan sát vết bầm tím: thường bắt đầu với màu tím hoặc xanh dương, vài ngày sau chuyển sang màu xanh lá cây và vàng khi máu được lưu thông trở lại. Vết bầm có thể ở ngay vị trí gãy hoặc cách chỗ gãy xương một đoạn vì máu từ các mạch máu bị vỡ sẽ di chuyển đến đó.

Chảy máu ra ngoài nếu bạn bị gãy xương hở, khiến xương lộ và chồi ra khỏi da. Đi kèm với đó có thể là huyết áp tụt đột ngột gây sốc cho nạn nhân (choáng váng, lơ mơ, buồn nôn, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ…).

– Tìm dấu hiệu biến dạng ở chi: Tùy thuộc vào mức độ gãy xương mà tay hay chân có thể biến dạng khác nhau (ví dụ: cổ tay bị cong một góc bất thường, chân hay tay có độ cong không tự nhiên ở vị trí không có khớp xương). Nhất là trường hợp gãy xương kín thì cấu trúc xương bên trong chi sẽ bị thay đổi. Với gãy xương hở thì xương sẽ chồi ra ngoài vị trí gặp chấn thương.

– Phạm vi cử động suy giảm hoặc có biểu hiện bất thường. Thường gãy xương sẽ gây nên mất vận động của chi đó , tuy nhiên trường hợp gãy cài thì vẫn có thể có cử động nhưng giảm. Nếu vị trí xương gãy ở gần khớp xương, sẽ rất khó khăn để chẩn đoán phân biệt giữa gãy xương và trật khớp trên lâm sàng. 

Cử động bất thường vì xương gãy có thể thấy ở vị trí có 1 xương. Ví dụ xương cánh tay, xương đùi hoặc gãy cả 2 xương như xương cẳng tay hoặc xương cẳng chân.

– Phát hiện tổn thương liên quan như: Tổn thương thần kinh,  mạch máu, chèn ép khoang.

3. Điều trị gãy xương

Mục tiêu chính của điều trị gãy xương là phục hồi hình thái giải phẫu của xương, từ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy.

Khi bị gãy xương, khu vực bị tổn thương sẽ trải qua quá trình liền xương gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn viêm: Khi xương bị gãy, máu chảy từ trong xương ra cùng với máu từ các tổn thương của phần mềm xung quanh nơi gãy sẽ tạo thành khối máu tụ tại vị trí gãy gây chèn ép vào các mạch máu xung quanh và gây nên phản ứng viêm tại chỗ gãy .
  • Giai đoạn sửa chữa: Ở giai đoạn này khối máu tụ được tổ chức hóa thành mạng lưới sợi fibrin, các tế bào tạo ra collagen, xương, sụn. Ngoài sự xây đắp do các tạo cốt bào thì còn có sự phá hủy xương do các hủy cốt bào. Quá trình xây và phá song song cho đến khi ổ gãy trở về trạng thái sinh lý ban đầu.
  • Giai đoạn tái tạo: Thường kéo dài nhiều năm phụ thuộc vào đường gãy xương. Các trường hợp gãy xương đơn giản chỉ cần nắn chỉnh, bất động tránh di lệch xương ở cả hai khớp trên và dưới ổ gãy. Nếu gãy xương bó bột, thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các khớp. Nhất là hai đầu xương gãy nếu không được cố định tốt sẽ kéo dài thời gian liền xương.

Đối với các trường hợp phức tạp khó nắn chỉnh, ổ gãy nhiều xương vụn thì mới nên cân nhắc phẫu thuật gãy xương.

Ngoài các phương pháp điều trị gãy xương phổ biến như nắn xương, bó bột, kéo liên tục, phương pháp điều trị cơ năng và áp dụng y học dân tộc thì phẫu thuật gãy xương là phương pháp được lựa chọn. Nhưng có nhược điểm là xương liền chậm hơn và có thể gây ra tai biến nhiễm khuẩn. Do vậy phòng phẫu thuật xương phải có đủ điều kiện chống nhiễm khuẩn tốt nhất và được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phòng tránh các tai biến và biến chứng có thể xảy ra.

4. Chăm sóc người gãy xương đúng cách

Sau quá trình điều trị gãy xương, người bệnh cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để phục hồi và tái tạo cấu trúc xương trở lại bình thường. Để chăm sóc cho người bị gãy xương đúng cách, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như sau:

– Nghỉ ngơi khoa học, tránh vận động mạnh

Người bị gãy xương nên hạn chế vận động vùng bị tổn thương, nghỉ ngơi hợp hợp lý để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Khu vực bị gãy xương, nên được băng bó cố định và vệ sinh đúng cách.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Người bệnh sau quá trình chữa trị gãy xương cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, cần bổ sung Canxi đúng cách để tăng khả năng hồi phục tổn thương cho xương. 

Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh chưa biết cách bổ sung Canxi đúng cách khiến cho lượng Canxi đi vào trong xương rất thấp, mà lại di chuyển đến những bộ phận không cần thiết như: mạch máu, mô mềm, gan thận, đường tiêu hóa…

Để bổ sung Canxi đúng cách, cần kết hợp bổ sung kết hợp CANXI NANO – VITAMIN D3 – MK7. Vitamin D3 giúp hấp thu Canxi từ ruột vào máu. Thiếu Vitamin D thì cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 10% Canxi đã bổ sung.  Tuy nhiên, Canxi khi có Vitamin D cũng chỉ hấp thu được khoảng 40% mà thôi. Để Canxi được hấp thu tối đa và vận chuyển vào tận xương thì cần thêm MK7.   

MK7 (là vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc tự nhiên, có nhiều trong Natto Nhật Bản) giúp vận chuyển Canxi từ máu vào tận xương, đồng thời kích thích tăng lượng Collagen trong xương, “kéo” Canxi ra khỏi chỗ không cần (thậm chí chỗ nguy hiểm là thành mạch máu và mô mềm). Nhờ đó, MK7 giúp xương dài nhanh, chắc khỏe và dẻo dai vừa hiệu quả, vừa an toàn.

Ngoài ra, xương còn cần những dưỡng chất khác (Chondroitin sulfat, DHA, Acid folic, Quercetin, Magie, Kẽm, Đồng, Boron, Silic, Mangan…) để duy trì cấu trúc ổn định, giúp chắc khỏe dẻo dai.

Thế nhưng, bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu Canxi và dưỡng chất của cơ thể. Do vậy, người bệnh nên dùng sản phẩm bổ sung khác có chứa đủ thành phần dưỡng chất như trên, đó là viên uống Vững Cốt Vinh Gia.

Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia chứa đủ thành phần dưỡng chất CANXI NANO – VITAMIN D3 – MK7 và đa dạng dưỡng chất (Chondroitin sulfat, DHA, Acid folic, Quercetin, Magie, Kẽm, Đồng, Boron, Silic, Mangan…) giúp vận chuyển tối đa lượng Canxi vào tận trong xương và chăm sóc xương chắc khỏe dẻo dai. 

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status