GAI ĐỐT SỐNG CỔ, CĂN BỆNH “LÀM KHỔ” NHIỀU NGƯỜI

16/07/2021

Chưa có bình luận

475 lượt xem

Gai đốt sống cổ là chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận động của cơ thể khiến người bệnh trở nên đau nhức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy chứng bệnh này có cải thiện được hay không?

1. Gai đốt sống cổ là bệnh gì?

Gai đốt sống cổ hiện nay là một trong những căn bệnh khiến nhiều người lo lắng và khó chịu. Đây là hiện tượng các khớp xương vùng cổ bị nhô hẳn ra ngoài thành các điểm lồi hoặc mỏm xương. Căn bệnh này dẫn đến những cơn đau nhức, mệt mỏi gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Khi mắc bệnh gai đốt sống cổ, nếu kịp thời nhận biết để điều trị để tránh gây nên những biến chứng khó lường trước như đau nhức vùng cổ, teo cơ, rối loạn vận động thậm chí còn dễ dẫn đến tàn phế.

Để ngăn chặn được những rủi ro, những biến chứng phía trên người bệnh cần tìm hiểu được nguyên nhân, triệu chứng để điều trị hiệu quả.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống cổ

Bệnh gai đốt sống cổ thực chất xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể đó là những nguyên nhân dưới đây:

  • Viêm khớp cột sống mãn tính: Bệnh viêm khớp cột sống mãn tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến gai cột sống cổ. Khi mắc bệnh này, phần sụn của người bệnh sẽ nhanh chóng bị bào mòn dù cho chưa vào giai đoạn lão hóa. Về lâu dần, trên bề mặt của sụn trở nên thô ráp và cọ xát vào nhau . Từ đó, cơ thể sẽ hình thành nên các gai xương và dẫn đến bệnh gai đốt sống cổ.
  • Sự lắng đọng canxi ở dây chằng: Những người mắc bệnh gai cột sống cổ do lắng đọng canxi ở dây chằng thường là người cao tuổi. Lúc này cơ thể đã bị lão hóa khiến đĩa sụn, dây chằng và cả đốt sống đầy gai.
  • Chấn thương: Khi cơ thể gặp phải một vài chấn thương nào đó như là tai nạn giao thông, chơi thể thao… Khi các chấn thương này được hồi phục sẽ hình thành nên các mỏm gai tại đốt sống.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống hàng ngày tưởng chừng không liên quan nhưng thực chất lại có ảnh hưởng nghiêm trọng gây nên bệnh gai cột sống cổ. Các loại đồ ăn có hại này như chất béo chất kích thích, đường… khi được hấp thụ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Nhận biết triệu chứng bệnh gai cột sống cổ

Chứng bệnh gai cột sống cổ có thể được nhận biết nhanh chóng qua các triệu chứng thường gặp dưới đây:

  • Người bệnh liên tục xuất hiện các cơn đau ê ẩm vùng cổ. Các cơn đau này sẽ xảy ra liên tiếp khiến người bệnh trở nên khó chịu.
  • Vùng vai gáy của người bệnh trở nên đau nhức và liên tục muốn đấm bóp vùng bả vai để giảm bớt cơn đau.
  • Đôi lúc dấu hiệu để nhận biết triệu chứng gai cột sống cổ đó là người bệnh sẽ cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở cánh tay thậm chí là lan xuống cả các ngón tay.
  • Vùng cổ của người bệnh bị hạn chế vận động, trở nên cứng nhắc và khó quay đầu sang trái hoặc phải.
  • Nếu thường xuyên đau buốt đầu hoặc đỉnh đầu và kèm theo các biểu hiện trên có thể thấy đây là biểu hiện nhận biết triệu chứng gai cột sống cổ một cách dễ dàng nhất.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, buồn nôn,…

4. Gai đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Bệnh gai đốt sống cổ nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác.

  • Thoái hóa cột sống cổ: Ở những người cao tuổi, khi xương khớp bị thoái hóa sẽ biến đổi về mặt hình thái. Những bộ phận trên cơ thể như đãi nệm, dây chằng, dây thần kinh… bị tổn thương khiến các gai xương dễ dàng được hình thành.
  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là một căn bệnh rất phổ biến thường xuyên xảy ra ở mọi đối tượng và đặc biệt xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân gai đốt sống cổ.

Vì vậy, khi đã xác định được căn bệnh này nên kịp thời điều trị để tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

5. Một vài cách chữa gai đốt sống cổ hiệu quả

Để chữa gai đốt sống cổ hiệu quả, người bệnh có rất nhiều cách thức áp dụng trong đó có biện pháp chữa gai đốt sống cổ bằng thuốc Nam và thuốc Tây.

5.1. Chữa gai đốt sống cổ bằng các bài thuốc Nam

Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng gai đốt sống cổ thường được mách cách điều trị căn bệnh này bằng thuốc nam. Vậy các bài thuốc này có thực sự mang lại hiệu quả điều trị? Thực chất, biện pháp này mang lại rất nhiều ưu điểm trong điều trị gai đốt sống cổ như:

  • Phù hợp với cơ địa người Việt Nam
  • Các bài thuốc có nguyên liệu dễ tìm kiếm và quen thuộc với mọi người
  • Không tốn kém về mặt chi phí
  • Mang hiệu quả điều trị lâu dài

Chính vì vậy, khi bị gai đốt sống cổ người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Nam trong điều trị. Dưới đây là một vài bài thuốc mang lại công hiệu tốt được nhiều người an tâm khi sử dụng:

Bài thuốc chữa gai đốt sống cổ từ cây xấu hổ

Ngoài tên gọi xấu hổ, loại cây này còn được gọi bằng một tên gọi rất đẹp là cây trinh nữ. Với vị ngọt, tính mát mang khả năng an thần, giảm đau hiệu quả người bị gai đốt sống có thể sử dụng loại cây này trong việc điều trị bệnh mà không lo xảy ra bất kỳ một tác dụng phụ nào.

Để điều trị gai đốt sống cổ bằng cây xấu hổ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách thức như sau:

Bài thuốc 1: Uống nước thuốc từ rễ cây xấu hổ

  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị khoảng 30g rễ cây xấu hổ và khoảng 1,5 lít nước sạch.
  • Bước 2: Rửa sạch rễ cây xấu hổ, cắt nhỏ và cho vào ấp đun với 1,5 lít nước.
  • Bước 3: Đun khoảng 20 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước cốt uống làm nhiều lần trong ngày. Các bạn nên áp dụng đều đặn khoảng 1 tháng để thu lại kết quả tốt nhất.

Bài thuốc 2: Uống nước thuốc từ rễ cây xấu hổ với lá lốt và đinh lăng

  • Bước 1: Các bạn cần chuẩn bị mỗi nguyên liệu khoảng 50g, đó là: rễ cây xấu hổ, lá đinh lăng và lá lốt.
  • Bước 2: Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch và đun với khoảng 1,5 lít nước cho đến khi cạn còn một nửa thì chia làm 3 lần và uống trong ngày.

Các bài thuốc dân gian thường mang lại hiệu quả chậm vậy nên các bạn cần kiên trì thực hiện để thấy được tác dụng của các bài thuốc này.

Bài thuốc chữa gai đốt sống cổ từ cây ngải cứu

Ngải cứu luôn là vị thuốc nổi tiếng trong các bài thuốc dân gian đặc biệt là điều trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp trong đó có gai đốt sống cổ. Có rất nhiều cách để áp dụng ngải cứu trong việc chữa bệnh gai đốt sống cổ như đắp hoặc uống đều mang lại công dụng điều trị hiệu quả.

Để chữa gai cột sống bằng cây ngải cứu, các bạn có thể áp dụng theo 2 dạng bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc uống

  • Bước 1: Các bạn chuẩn bị một nắm ngải cứu đem rửa sạch và giã thật nhuyễn.
  • Bước 2: Chắt lấy phần nước cốt sau khi giã và thêm 1 thìa cà phê mật ong cho dễ uống

Với những người mắc bệnh gai đốt sống cổ cần thực hiện đều đặn liên tục khoảng 1 tháng, mỗi ngày uống một cốc tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Bài thuốc đắp

  • Bước 1: Các bạn chuẩn bị một nắm ngải cứu đem rửa sạch và giã thật nhuyễn.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn thêm vào đó một chút giấm và đun sôi hỗn hợp lên.
  • Bước 3: Các bạn sử dụng một chiếc khăn xô sạch sau đó đổ hỗn hợp ngải cứu và giấm đã đun sôi sau đó chườm lên vị trí gai đốt sống cổ khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt chất tồn tại trong ngải cứu như tricosanol, thuyen, cineol,… có tác dụng kháng viêm, giải phóng cơ, tăng sự đàn hồi dây chằng,… mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề xương khớp.

Bài thuốc chữa gai đốt sống cổ từ lá lốt

Lá lốt thường được chế biến thành các món ăn quen thuộc và ngon mắt như chả lá lốt hoặc ăn kèm với gỏi. Ngoài việc là một món ăn được nhiều người yêu thích, lá lốt còn mang tác dụng chữa gai đốt sống cổ vô cùng hữu dụng.

Các bạn có thể áp dụng các bài thuốc trị gai cột sống bằng lá lốt dưới đây:

Bài thuốc 1: Uống nước cốt lá lốt

  • Bước 1: Đầu tiên các bạn chuẩn bị khoảng 500g lá lốt sau đó đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Tiếp theo, các bạn Cho lá lốt vào nồi hoặc ấm rồi đổ nước vào, tùy chỉnh lượng nước rồi sắc cho đến khi cô đặc còn 1 chén thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chắt lấy nước cốt và uống trong ngày sau bữa tối.

Với bài thuốc này, các bạn nên thực hiện đều đặn khoảng 7- 10 ngày sẽ mang lại công dụng hiệu quả.

Bài thuốc 2: Đắp lá lốt lên vùng bị đau

  • Bước 1: Đầu tiên các bạn chuẩn bị khoảng 500g lá lốt sau đó đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát phần nguyên liệu đã chuẩn bị. Sau đó, cho lá lốt đã dập vào một cái khăn mỏng, sạch và đắp lên vùng bị đau ở đốt sống.
  • Bước 3: Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần vào mỗi buổi tối để mang lại hiệu quả tốt nhất.

5.2. Điều trị bằng thuốc Tây

Bên cạnh bài thuốc Nam mang lại sự an toàn và hiệu quả thì hiện nay các loại thuốc Tây cũng rất được ưa chuộng và thường được các y bác sĩ chỉ định trong việc điều trị gai đốt sống cổ ở người bệnh. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là paracetamol, được chỉ định khi có đơn thuốc của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: aspirin, diclofenac, ibuprofen… vừa có tác dụng giảm đau và chống viêm nhiễm hiệu quả.
  • Thuốc chữa gai đốt sống cổ có chứa corticoid: có tác dụng với thời hạn vài tháng cho đến cả năm. Tuy nhiên, thuốc sẽ để lại một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc giãn cơ: Được chỉ định trong những trường hợp nặng, khi gai chèn ép vào dây thần kinh gây hạn chế cử động. Loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong những trường hợp nặng.

Ngoài các bài thuốc Tây và thuốc Nam mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh thì người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm chứa canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa đốt sống hiệu quả. Trên thị trường xuất hiện sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên và được Bộ y tế cấp phép lưu hành.

>> Xem thêm:Cách đẩy lùi bệnh gai cột sống an toàn hiệu quả TẠI ĐÂY.

6. Một số lưu ý trong việc điều trị gai đốt sống cổ

Dù mắc phải bất cứ bệnh gì, người bệnh cần phải kiêng khem trong ăn uống, hạn chế làm việc nặng nhất là đối với bệnh gai cột sống. Một số lưu ý khi mắc bệnh gai cột sống đó là:

6.1. Không nên vận động mạnh, bê vác đồ nặng

Bạn có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn nếu có tình mang vác đồ nặng trên vai. Những áp lực từ vật nặng sẽ đè nén lên vùng đốt sống cổ. Điều này sẽ khiến bệnh nhân đau nhức, rất khó chịu.

6.2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Theo đó, để bệnh gai đốt sống cổ không còn là nỗi lo lắng thì các bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Bệnh nhân mắc gai cột sống cần bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi để nhanh chóng hồi phục nhanh hơn. Lượng canxi cấp vào cơ thể được cơ thể tự sửa chữa, bổ sung để dùng chữa cho chấn thương hoặc xương bị thoái hóa sử dụng.

Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn cả các loại thực phẩm chứa Kali, vitamin D…

6.3. Hạn chế các loại đồ uống chứa chất kích thích

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga… Các loại đồ ăn nhanh, những món nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm giàu đạm… đều được khuyên không sử dụng cho bệnh gai đốt sống.

6.4. Có thể tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng

Thói quen sinh hoạt điều độ đều có ảnh hưởng tích cực đến người thường hoặc người bệnh. Khi kết hợp tốt giữa việc ăn uống và tập luyện thể thao thì sẽ nhanh chóng khỏe mạnh, bớt đau ốm vặt. Nhất là bệnh gai cột sống có thể thuyên giảm, đỡ nhức mỏi và khó chịu hơn. Nhờ quá trình tập luyện thể thao thì xương của cơ thể bạn cũng chắc khỏe hơn. Ngăn cản và hạn chế đến tối đa các tổn thương do thoái hóa tự nhiên gây ra…

Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng bệnh gai đốt sống cổ, “làm khổ nhiều người”. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp đỡ cho người bệnh trong việc tìm hiểu sâu về căn bệnh cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status