Để đau nhức xương khớp không còn là trở ngại
Trong cuộc đời mỗi người không ai thoát khỏi cảm giác đau nhức xương khớp tùy vào từng mức độ và cường độ, nhẹ thì gây đau đớn, khó chịu, nặng thì khiến khó khăn đi lại, nghiêm trọng hơn là cản trở vận động, sinh hoạt hằng ngày của mỗi người, thậm chí dẫn đến tử vong. Nhiều người vẫn tích cực điều trị để làm giảm sự đau nhức mà không mấy hiệu quả.
Ai cũng có thể bị đau nhức xương khớp
Nói tới xương khớp đau nhức, chúng ta vẫn nghĩ chỉ xuất hiện ở người cao tuổi về già, nhưng PGS. TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm Khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên Phó Giám đốc Quân y viện 103, không ai thoát khỏi cảm giác đau nhức xương khớp trong suốt cuộc đời mình.
Ngay từ khi còn ít tuổi cũng có thể gặp phải việc đau khớp, nhưng chỉ thoáng qua, đây là đau do nhu cầu phát triển, cần canxi, protein thiết yếu mà không được cung cấp đầy đủ trong quá trình phát triển chiều cao ở trẻ thì sẽ đau trong ống xương.
Tuy nhiên, PGS. Trần Đình Ngạn cảnh báo, khi ở độ tuổi 12-14, nhất là bé gái tự dưng bị sưng đỏ khớp gối rất đau và di chuyển nhanh, hôm nay đau bên phải, mai đau bên trái kèm theo đau họng và sốt chính là biểu hiện đau khớp của bệnh thấp tim – bệnh rất nguy hiểm, cùng lúc vừa viêm khớp vừa viêm tim, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, thậm chí không được dự phòng mà để tới 5 năm sau hiện tượng đau khớp lại tái phát thì chắc chắn sẽ mắc thêm bệnh tim.
Đau nhức xương khớp gặp tất cả các lứa tuổi do quá trình mắc các bệnh lý như đau khớp trong cảm cúm, đau xương đau khớp trong bệnh lao, trong bệnh nhiễm trùng, bị thấp khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp trở thành bệnh mãn tính sau 30 tuổi gặp rất nhiều, và thường xảy ra vào mùa đông, khi thay đổi thời tiết, hay đau vào buổi sáng, vận động một lúc thì hết đau.
Theo PGS. Trần Đình Ngạn, có quá nhiều nguyên nhân gây đau xương đau khớp, nhưng thường hay nhắc tới nhất là đau nhức xương khớp ở người có tuổi, thường xảy ra đối với bệnh thoái hóa khớp và bệnh loãng xương.
Đau khớp trong loãng xương là khi mật độ xương cứng trong cơ thể giảm xuống 30%, làm tăng phần xương xốp, dễ nứt, rạn, dễ gãy. Biểu hiện của chứng đau khớp trong loãng xương thường là cảm giác buồn bực, như đang đêm nằm tự dưng đau trong các ống xương dài như đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, ống chân, tay, xoa bóp hoặc gõ gõ một lúc là hết đau. Vì biểu hiện không điển hình thường đau mỏi khi nằm nghỉ nên rất nhiều người khi xảy ra hậu quả gẫy xương.
Dự phòng sớm để đau nhức không còn là trở ngại
PGS. Trần Đình Ngạn chia sẻ, thật ra nhu cầu và phương pháp chăm sóc bộ xương của chúng ta luôn vững chắc, dẻo dai, giúp kéo dài tuổi thọ, giảm triệu chứng đau nhức, cản trở tới sinh hoạt hằng ngày và chất lượng sống là điều mà cả xã hội cần quan tâm.
Muốn dự phòng việc này không phải chờ khi loãng xương mới lo tới việc điều trị, tập luyện mà cần lo chăm sóc dự phòng ngay từ khi còn là đứa trẻ trong bụng mẹ, để khi ra đời trẻ đã có bộ xương đạt chuẩn dài TB 50cm, sau đó năm đầu tiên trẻ sẽ cao thêm 25cm, đặc biệt lưu ý độ tuổi dậy thì của mỗi người là cơ hội cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao, để bộ xương đạt khối lượng đỉnh, nên rất cần được chăm sóc đầy đủ. Còn khi đã lớn tuổi thì cần quan tâm tới việc thường xuyên tập thể dục, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D và có chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các chất canxi, protein, kẽm… đặc biệt là MK7, PGS. Trần Đình Ngạn chia sẻ thêm.
Theo PGS. Trần Đình Ngạn, một cách dự phòng nữa tốt nhất, vừa an toàn vừa tiện lợi là dùng sản phẩm hỗ trợ chứa đầy đủ các khoáng chất trên, đó là Canxi nano, vitamin D3, MK7, các dưỡng chất cần thiết khác, mỗi ngày uống 2 viên. Nếu không may có hiện tượng đau xương khớp thì cần đến khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân, có biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời, chứ đừng chờ tới khi gẫy xương mới đi chữa thì không còn ý nghĩa gì nữa.
Nói tới dự phòng biến chứng đau nhức xương khớp bằng các chế độ dinh dưỡng, PGS. Trần Đình Ngạn cho biết, nhiều người vẫn lầm tưởng phòng tránh loãng xương và thoái hóa xương khớp bằng cách bổ sung canxi càng nhiều càng tốt, mà không biết rằng nếu chỉ có canxi mà thiếu vitamin D thì chỉ có 10% canxi được đưa vào cơ thể, còn lại tất cả 90% canxi bị đào thải ra ngoài, nguy hiểm hơn là lượng lớn canxi không hấp thu được đó nằm lại trong các cơ, lắng đọng lại ở thận tạo nên sỏi. Nhưng nếu chỉ có vitamin D đi cùng canxi cũng chưa đủ, lúc đó cũng chỉ có khoảng 40% canxi được đưa vào cơ quan đích là xương. Chính vì vậy phải có tvitamin D, rồi MK7 giúp vận chuyển tối đa canxi vào xương để tạo xương cứng chắc.
Nếu chỉ trông vào 1 bữa ăn thì chắc chắn không thể đầy đủ các vi chất cần thiết giúp dự phòng loãng xương và các bệnh xương khớp. Chính vì thế, ngay từ sau 30 tuổi đã phải nghĩ ngay tới việc dự phòng rồi bằng các sản phẩm hỗ trợ từ bên ngoài để tránh được những biến chứng đau nhức về sau.
Ai cũng phải già và đau trong loãng xương và đau khớp trong thoái hóa khớp gần như ai cũng phải gặp, nên đây là trở ngại lớn nhất, muốn tránh một cách hiệu quả nhất thì hãy dự phòng đúng cách và sớm nhất có thể.
Để được tư vấn thêm về phương pháp điều trị chứng đau nhức xương khớp, hãy gọi (04).39.978.898 – 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn (Miễn Phí).
Nghe lại toàn bộ lời khuyên của chuyên gia tại đây.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận