“Chỉ mặt” biểu hiện và dấu hiệu bệnh gai cột sống
Đâu là những dấu hiệu và biểu hiện của bệnh gai cột sống khi mà căn bệnh này phát triển âm thầm từ giai đoạn 35 – 40 tuổi trở đi. Bài viết nhằm giúp bạn nhận biết được, dấu hiệu bệnh gai cột sống cũng như biểu hiện của gai cột sống là như thế nào?
Vì sao lại gọi là gai cột sống?
Bệnh gai cột sống được bắt nguồn từ lớp sụn nằm giữa bao nhân xơ đĩa đệm, khi đĩa đệm bị tổn thương thì xương sống lưng và cổ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các đống tác đi đứng, khiêng nặng, cúi lên cúi xuống. Lúc này, phần bao xơ bị rách, thoát nhân nhày ra ngoài (thoát vị đĩa đệm) dẫn đến hiện tượng các bề mặt xương tiếp xúc trực tiếp cọ xát lên nhau, làm mòn đi lớp sụn. Từ đó, cơ thể “bù đắp” vào chỗ trống, hình thành các gai xương, gây đau nhức và cản trở cử động của khớp.
Các dấu hiệu và biểu hiện của bệnh gai cột sống
Hầu hết, không gây ra dấu hiệu gai cột sống nào một các rõ ràng. Cho đến khi các gai xương cọ sát vào xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như rễ dây thần kinh, dây chằng thì lúc này người bệnh thấy đau ở vai hay đau thắt lưng và tay bị tê.
Một sốbiểu hiện gai cột sống thường gặp:
- Cơn đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, nhất là mỗi khi hoạt động, các cơn đau tùy thuộc vào vị trí với phần cột sống liên quan.
- Đau tăng lên khi đi lại hoặc cử động nhiều và giảm xuống khi nghỉ ngơi do đó sẽ bị hạn chế mỗi khi cử động.
- Trường hợp nặng, người bệnh có cảm giác đau tê ở cổ lan xuống cánh tay, còn đau ở vị trí lưng thì lan xuống hai chân.
- Xuất hiện cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
- Yếu cơ ở tay và chân.
- Mất kiểm soát, cân bằng.
- Ở tình huống nguy cấp, người bệnh sẽ có biểu hiện mất kiểm soát đường tiểu tiện và/ hoặc đại tiện.
Cách phòng ngừa và điều trị
Có đến trên 80 – 90%, các bệnh nhân mắc phải bệnh gai cột sống đều lựa chọn phương pháp bảo tồn và kết hợp cùng thuốc giảm đau chống viêm(diclofenac,ibuprofen, indomethacin,…) và giãn cơ (mydocalm, myonal,decontractyl…). Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc nội khoa lại có nhiều chỉ định và tác dụng phụ không mong muốn như viêm loét dạ dày, tá tràng, sỏi thận…không những vậy, người bệnh điều trị phải mất rất nhiều thời gian và chi phí. Bởi gai cột sống phát triển âm thầm theo năm tháng, tuổi tác, do đó để chữa khỏi bệnh ngay là điều không thể.
Chính vì vậy, nhiều người hướng về phương pháp bảo tồn nhiều hơn. Phương pháp này, giúp ngăn chặn hình thành gai xương đồng thời lại ít tác dụng phụ như canxi dạng nano giúp hấp thụ canxi vào cơ thể nhanh hơn. Nguyên tắc bổ sung canxi cần phải có dẫn chất vitaminD3 giúp hấp thụ canxi từ ruột vào máu. Đặc biệt là MK7 (là loại vitaminK2 chiết xuất từ đậu nành tự nhiên theo công nghệ Nhật Bản), có tác dụng vận chuyển canxi từ máu vào xương và ngăn canxi đến những chỗ không cần, thậm chí ở những chỗ nguy hiểm như thành mạch máu và mô mềm để tránh gây tác dụng phụ (xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, sỏi thận…). Ngoài ra, MK7 còn giúp kích thích gia tăng lượng collagen trong xương, giúp xương mềm dẻo, uyển chuyển, dễ uốn (nếu thiếu collagen xương trở nên giòn và dễ gãy), ngăn chặn sự hình thành gai cột sống do thoái hóa sụn gây ra.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận