Bệnh loãng xương có biểu hiện và triệu chứng gì ?

22/01/2016

Chưa có bình luận

7218 lượt xem

Theo WHO- 2001, loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương.  Sức mạnh của xương được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng của xương. Chúng ta đều biết, xương không hề bất động, mà luôn có quá trình hủy xương và tạo xương liên tục diễn ra trong cơ thể. Sau tuổi 30 thì quá trình hủy xương sẽ lớn hơn quá trình tạo xương, lúc đó xảy ra quá trình mất xương dẫn tới loãng xương. Vậy, để biết mình có bị loãng xương hay không, chúng ta cùng tìm hiểu, biểu hiện bệnh loãng xương là gì? triệu chứng bệnh loãng xương sẽ như thế nào?

Biểu hiện của bệnh loãng xương

bieu hien benh loang xuong

Ảnh Minh Hoạ

Bệnh loãng xương được ví như một tên ăn cắp vặt giấu mặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất của bộ xương. Lúc đầu, người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến khá thầm lặng, không có dấu hiệu của bệnh loãng xương một cách rõ rệt. Có chăng chỉ là vài triệu chứng mơ hồ, dễ bị bỏ qua như đau, nhức, mỏi không cố định, có khi rất khó xác định vị trí, đau mỏi vu vơ ở cột sống lưng, ở dọc các chi, ở các đầu xương,…. Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các dấu hiệu bệnh loãng xương kể trên sẽ rõ rệt dần lên, tập trung nhiều hơn ở vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối. Loãng xương thường song hành và đi kèm với bệnh thoái hóa khớp và song hành cùng tuổi tác, gặp nhiều hơn ở người cao tuổi. Tình trạng loãng xương sẽ làm cho quá trình thoái hóa nặng thêm và ngược lại, quá trình thoái hóa cũng làm cho bệnh loãng xương nặng nề thêm.

Các triệu chứng của bệnh loãng xương, thường gặp là:

1, Đau xương: Đau nhức các đầu xương; Đau nhức mỏi dọc các xương dài; Đau như châm chích toàn thân; Đau tăng về đêm và nghỉ ngơi không hết.

2, Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.

3, Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ, do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún.

4, Các triệu chứng toàn thân thường gặp là hay có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (còn gọi là vọp bẻ), đổ mồ hôi bất thường.

5, Thường có kèm theo các bệnh của người cao tuổi như béo bệu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, thoái hóa khớp,…

Khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ ràng như trên thì khối lượng xương của cơ thể đã giảm đi khoảng 30% so với lúc cao nhất (khoảng 30 tuổi). Lúc này, trên phim X-quang thường thấy rõ hiện tượng loãng xương như xương tăng thấu quang, vỏ xương bị mỏng đi, các đốt sống bị biến dạng như lún xẹp hoặc gãy lún. Đo mật độ xương thì chỉ số T-Score ≤ -2,5.

Hậu quả của bệnh loãng xương

Gãy xương khi chỉ có những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng, cổ xương đùi. Với người cao tuổi, thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… và đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng sẵn có ( do thiếu chất khoáng và Protein của xương) thì việc liền xương thường rất khó khăn, đa số phải nằm tại chỗ nhiều ngày, thậm chí phải nằm viện kéo dài. Việc nằm tại chỗ dài ngày khi bị gãy xương vừa làm cho tình trạng loãng xương nặng thêm lại vừa kéo theo nhiều bệnh khác như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục các điểm tỳ đè,… Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây tàn phế, giảm tuổi thọ cho người có tuổi.

Cách dự phòng và điều trị loãng xương hiệu quả

Bởi bệnh loãng xương có rất ít biểu hiện và đến khi có những triệu chứng lâm sàng rõ rệt thì bệnh đã nặng rồi, dễ gây hậu quả nặng nề là gãy xương dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ. Khi đã bị loãng xương thì chi phí điều trị rất cao, thời gian điều trị kéo dài, thuốc điều trị gây nhiều tác dụng phụ mà kết quả lại không được như ý.

Bởi vậy, cần tích cực dự phòng loãng xương và coi đó như là nguyên tắc vàng trong điều trị loãng xương, ngay từ khi còn trẻ, từ khi chưa bị loãng xương, bằng cách bổ sung đầy đủ các khoáng chất, dưỡng chất, đặc biệt là Canxi cùng với vitamin D, MK7 (vitamin K2) hàng ngày.

Nếu đã bị loãng xương cần phải tích cực điều trị loãng xương theo hướng dẫn của bác sĩ, bên cạnh đó, bổ sung đủ bộ ba Canxi, vitamin D và MK7 được coi là giải pháp tối ưu giúp cho quá trình điều trị loãng xương hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và tránh được những hậu quả nặng nề do loãng xương gây ra.

Để được tư vấn thêm về phương pháp “dự phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương”, hãy gọi(04).39.978.898 – 1900.545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư:songkhoe@bacsituvan.vn  (Miễn Phí).

, ,

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status