Đừng để gai đôi cột sống có cơ hội “lộng hành”
Bệnh gai đôi cột sống là một trong những căn bệnh hiếm gặp gây nên những cơn đau khó chịu cho người gặp phải. Vậy chứng bệnh này có nguy hiểm hay không? Và cần được điều trị như thế nào chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!
1. Gai đôi cột sống là gì?
Gai đôi cột sống là chứng bệnh có thể xuất hiện bẩm sinh được hình thành từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ do ống thần kinh không đóng hoàn toàn mà tách đôi làm hai phần. Phần gai đôi cột sống chính là phần mọc thêm ra của phần xương trên đĩa sụn, đốt sống. Căn bệnh này hình thành do cơ thể gặp phải các tác động mạnh từ bên ngoài như chấn thương, viêm khớp cột sống hoặc là sự tích tụ quá lớn của lượng canxi lên các dây chằng và gân.
Chứng gai đôi cột sống được phân chia thành ba loại:
- Gai đôi cột sống dạng ẩn: Dạng ẩn là dạng thường gặp nhất của bệnh gai đôi cột sống. Người bệnh gặp chứng gai đôi cột sống thể ẩn là do khe hở còn hẹp nên không gây thoát vị và ảnh hưởng đến tủy sống.
- Gai đôi cột sống thoát vị màng não: Khi khe hở của xương quá lớn sẽ khiến khối thoát vị thoát ra ngoài và xâm nhập đến vùng thắt lưng và ảnh hưởng trực tiếp tới những nơi mà nó đi qua. Thành phần của thoát vị bao gồm phần tủy sống, dịch não tủy và dây thần kinh
- Gai đôi cột sống có nang: Khi người bệnh gặp gai cột sống có nang, một số chức năng trên cơ thể có thể bị mất đi. Lúc này, dù cho có áp dụng của phương pháp phẫu thuật thì cũng rất khó có thể cải thiện tình hình.
Bệnh lý gai đôi cột sống nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và mọi hoạt động trong đời sống. Căn bệnh này còn có thể hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể.
2. Một số tình trạng gai đôi cột sống thường gặp
Bệnh gai đôi cột sống thường khiến người bệnh gặp khó khăn nhất là ở vùng thắt lưng L5 và xương cùng S1.
- Vùng xương cùng S1: Người mắc bệnh gai cột sống vùng xương cùng S1 ban đầu đều không có biểu hiện gì cụ thể. Chỉ thỉnh thoảng đôi lúc xuất hiện một vài cơn đau nhẹ, cấp tính tại vùng xương cùng . Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc chứng gai đôi cột sống sẽ nặng nề hơn và gây ảnh hưởng đến đĩa đệm gây thoát vị đĩa đệm. Chứng gai đôi vùng xương cùng S1 có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất trong độ tuổi lao động từ 20-50 tuổi và tỉ lệ nam giới mắc chứng bệnh này nhiều hơn.
- Vùng đốt sống thắt lưng L5: Bên cạnh vùng xương cùng S1, gai đôi đốt sống thắt lưng L5 xuất hiện từ khi em bé còn ở giai đoạn phôi thai. Bệnh này thường rất khó phát hiện vì không có các triệu chứng rõ ràng phát sinh. Chỉ khi người bệnh vận động, tác động mạnh lên các gai đôi mới gây đau nhức và biến chứng. Căn bệnh này cũng có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và đặc biệt nhất là ở độ tuổi trưởng thành và lao động.
3. Dấu hiệu nhận biết gai đôi cột sống
Để nhận biết được rằng bản thân có đang gặp phải chứng bệnh gai đôi cột sống hay không, người bệnh có thể lưu ý một vài biểu hiện sau đây:
- Đầu tiên, nhiều người chia sẻ rằng cảm nhận cơn đau ngay tại vị trí gai đốt: Biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là những cơn đau vùng thắt lưng, đặc biệt là vị trí xương cột sống S1 hoặc vùng đốt sống lưng L5. Các cơn đau này có thể xuất hiện trong nhiều ngày liền gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Đau lan sang các vị trí xung quanh: Cơn đau xảy ra do bệnh gai cột đôi cột sống sẽ dần lan nhanh ra khắp vùng thắt lưng hoặc vùng xương chậu và xương khớp lân cận. Với nhiều trường hợp nặng, bệnh gai đôi cột sống còn có thể lan xuống hai chân gây tê liệt cẳng chân, bàn chân và bắp chân.
- Tê bì chân tay: Một trong những biểu hiện có thể nhận biết gai đôi cột sống nữa đó là người bệnh thường xuyên có cảm giác tê bì chân tay. Thực chất, lý do dẫn đến tình trạng này đó là do gai xương phát triển và chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống khiến tay chân người bệnh trở nên yếu dần đi khiến các ngón tay không thể cử động linh hoạt như bình thường.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Nếu tình trạng gai đôi cột sống trở nặng, các ống tủy sẽ bị thu hẹp. Lúc này người bệnh sẽ mất khả năng để kiểm soát tình trạng đại tiểu tiện của bản thân.
Khi nhận thấy những biểu hiện này, người bệnh nên kịp thời đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
4. Nguyên nhân gây nên bệnh gai đôi cột sống
Bệnh gai đôi cột sống có thể xuất hiện ở bất kỳ ai do các nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
- Tuổi tác: Tuổi tác chính là một trong những ảnh hưởng hàng đầu dẫn đến gai cột sống. Bởi số tuổi của chúng ta càng lớn đồng nghĩa với việc xương khớp cũng bị lão hóa dần theo thời gian. Vì vậy, những người trong tầm tuổi từ trung niên trở đi thường gặp các vấn đề khác nhau liên quan đến xương khớp trong đó có bệnh gai đôi cột sống.
- Viêm nhiễm cục bộ: Viêm nhiễm cục bộ bao gồm viêm xương và viêm gân là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh gai cột sống cho nhiều người. Khi mắc bệnh gai cột sống, cơ thể sẽ kích thích tái tạo tế bào xương , khiến phần xương thừa phát triển nhanh chóng hơn và từ đó hình thành nên các gai xương.
- Chấn thương cột sống: Những người gặp phải các chấn thương bên ngoài như tai nạn giao thông, ngã… sẽ khiến cột sống bị tổn thương và kích thích chức năng tái tạo thêm xương cũng hình thành nên tình trạng gai cột sống. Nếu các bạn gặp nhiều tổn thương khiến phần xương bị bồi đắp quá nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.
- Bẩm sinh: Bẩm sinh là một trong những nguyên nhân không hề hiếm gặp do trong quá trình mang thai, người mẹ không được cung cấp lượng dinh dưỡng tốt, lượng axit folic cũng không được bổ sung đầy đủ khiến trẻ sinh ra dễ mắc phải chứng bệnh này.
- Thói quen sinh hoạt: Bệnh gai đôi cột sống cũng thường gặp ở những người phải thường xuyên lao động, vận động mạnh hàng ngày. Khi khuân vác nặng hoặc đi đứng lâu trong nhiều ngày sẽ khiến cột sống bị tổn thương.
5. Gai đôi cột sống có nguy hiểm không?
Dù bệnh gai đôi cột sống bắt nguồn từ nguyên nhân nào cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy cần tìm phương hướng điều trị để giúp đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả. Cho nên, nếu bệnh gai đôi cột sống không được can thiệp kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Một loạt các biến chứng có thể dễ dàng xảy ra:
- Rễ thần kinh cột sống chịu thương tổn từ sự chèn ép của gai xương
- Suy giảm chức năng cơ bắp
- Rối loạn đại tiểu tiện
- Tê liệt hai chân
- Sức lực ở cánh tay suy yếu bất thường
- Nhiễm trùng màng não
- Tử vong
6. Bệnh gai đôi cột sống có chữa được không?
Rất nhiều người bệnh khi gặp phải chứng gai đôi cột sống thường lo lắng và tự hỏi rằng liệu căn bệnh này có chữa được hay không. Thực chất, bệnh gai cột sống có rất nhiều cách điều trị và một trong những biện pháp được áp dụng nhiều nhất đó là sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc điều trị gai đôi cột sống thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:
- Thuốc giảm đau và kháng viêm: Naproxen, ibuprofen…
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal, decontractyl…
- Một số loại vitamin nhóm B để giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi.
Đối với những trường hợp bệnh gai đôi cột sống đã trở nặng các bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật.
Tuy nhiên, những cách điều trị trên tuy mang lại hiệu quả nhưng thường gây nên những tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Đồng thời, chi phí phẫu thuật cũng rất cao và nguy cơ xảy ra rủi ro rất lớn.
Vì vậy, để chữa bệnh gai đôi cột sống hiệu quả các bạn nên lựa chọn những giải pháp an toàn và ít biến chứng hơn.
7. Điều trị gai đôi cột sống không dùng thuốc hay phẫu thuật
Ngoài các cách điều trị bằng thuốc Tây hoặc dùng thuốc phẫu thuật các bạn cũng có thể áp dụng một vài biện pháp điều trị gai đôi cột sống trong dân gian. Cụ thể như:
7.1. Hạt đu đủ chưng rượu chữa gai đôi cột sống hiệu quả
Trong dân gian, quả đu đủ không chỉ là loại trái cây nhiều dinh dưỡng mà còn mang công dụng trị nhiều loại bệnh an toàn và hiệu quả. Trong đó, chứng gai đôi cột sống có thể dùng hạt đu đủ chưng với rượu trắng để điều trị hiệu quả.
Biện pháp này thực hiện rất đơn giản như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị khoảng 15g hạt đu đủ, một chút muối, rượu trắng và một tấm vải mỏng.
- Bước 2: Các bạn đem hạt đu đủ đi làm sạch bằng cách cho vào tấm vải mỏng và xát lớp màng bên ngoài.
- Bước 3: Tiếp đến, các bạn ngâm hạt đu đu đã làm sạch với muối khoảng 6h rồi đem đi chưng với rượu trắng.
- Bước 4: Các bạn bảo quản dung dịch trong bình thủy tinh. Mỗi khi cơ thể cảm thấy đau nhức sẽ dùng rượu này xoa bóp khiến cơn đau được thuyên giảm.
7.2. Sử dụng lá lốt chữa gai đôi cột sống hiệu quả
Lá lốt trong dân gian cũng là một trong những giải pháp được chọn lựa để điều trị gai đôi cột sống hiệu quả. Các bạn có thể làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Người bệnh cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như: lá lốt (50g), đinh lăng (50g), cây xấu hổ (50g).
- Bước 2: Đem các loại lá này đi phơi khô khoảng 5 lần nắng rồi rửa sạch. Tiếp theo cho vào nồi và đun với 2 lít nước.
- Bước 3: Người bệnh sử dụng loại nước này uống thay nước lọc hàng ngày và sử dụng liên tục trong vòng nửa tháng để đem lại hiệu quả như ý.
7.3. Sử dụng ngải cứu chữa gai đôi cột sống hiệu quả
Ngải cứu là một trong những nguyên liệu quen thuộc thường được áp dụng vào các bài thuốc dân gian giúp trị bệnh hiệu quả trong đó quen thuộc nhất có thể là bài thuốc chữa gai đôi cột sống.
Để thực hiện biện pháp này, người bệnh chỉ cần đem ngải cứu rửa sạch, phơi khô và trộn chung với muối. Tiếp theo, người bệnh cho vào lò vi sóng quay trong vòng 3 phút sau đó bỏ ra mọc vào một tấm vải xô mỏng và đắp lên vùng xương nhức mỏi khoảng 30 phút sẽ thấy chứng bệnh này thuyên giảm hẳn.
Bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh gai đôi cột sống, các bạn có thể sử dụng thêm một vài loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị chứng bệnh này nhanh chóng. Đặc biệt là nên bổ sung sản phẩm có chứa các thành phần như canxi nano, vitamin D3, MK7 cùng một số dưỡng chất cần thiết để giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa cột sống.
Ngoài ra, chứng bệnh này cũng có thể gây nên các triệu chứng tê bì chân tay vô cùng khó chịu cho người bệnh khiến cơ thể nhức mỏi, tay chân buồn bực. Người bệnh cũng nên bổ sung các loại dưỡng chất như cao Blueberry, OPC, Chondroitin, tiền vitamin B1 cùng với các vitamin nhóm B… để cải thiện tình trạng tê bì, tăng cường tuần hoàn máu não và hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả.
Để khiến bệnh gai đôi cột sống không còn là “chiếc gai nhọn” khiến cơ thể các bạn khó chịu người bệnh nên chú ý thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời ngay khi nhận thấy các dấu hiệu ban đầu của chứng bệnh này. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị chứng gai đôi cột sống hiệu quả.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận