VẸO CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐỂ TRÁNH ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Đâu là nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của bệnh thế nào và cách điều trị hiệu quả để không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của bạn sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.
1. Vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống là một tình trạng y tế trong đó cột sống của một người bị cong sang một bên. Đường cong thường là có hình chữ “S” hoặc “C” trên không gian ba chiều. Có một số người đường cong đó là bẩm sinh nhưng có nhiều trường hợp cột sống cong theo thời gian. Vẹo cột sống nhẹ thường không gây ảnh hưởng gì nhưng nếu nghiêm trọng có thể cản trở đến hô hấp.
2. Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp
- Vẹo cột sống bẩm sinh: Tình trạng vẹo cột sống có thể do nguyên nhân bẩm sinh, tức là cột sống đã phát triển không đầy đủ do các đốt sống không hình thành đầy đủ khi thai nhi ở trong bụng mẹ.
- Vẹo cột sống khởi phát sớm: Trường hợp xuất hiện đường cong trước tuổi dậy thì được gọi là vẹo cột sống khởi phát sớm. Và thông thường với những trường hợp vẹo cột sống khởi phát sớm thường không tìm ra nguyên nhân cụ thể.
- Vẹo cột sống tự phát: Vẹo cột sống tự phát là sự thay đổi hình dáng cột sống trong quá trình tăng trưởng của trẻ, cột sống cong sang một bên hoặc xoắn cùng một lúc. Tình trạng này có thể kéo lồng ngực ra khỏi vị trí, gây ra bướu ở một bên xương sườn.
- Vẹo cột sống ở người lớn: Theo thời gian cột sống có thể thoái hóa theo tuổi tác, các khớp xương và đĩa đệm có thể bị thoái hóa và cột sống vì thế mà bị cong vẹo.
- Vẹo cột sống thần kinh cơ: Vẹo cột sống thần kinh cơ do thần kinh hoặc cơ bắp bị tổn thương. Não hoặc dây thần kinh do bệnh hoặc chấn thương từ đó gây ảnh hưởng đến các con đường thần kinh cơ bắp của cơ thể từ não xuống tủy sống.
3. Nguyên nhân cong vẹo cột sống của từng đối tượng
3.1. Di truyền
Nếu bố hoặc mẹ bị vẹo cột sống thì bạn cũng có thể bị vẹo cột sống.
3.2. Yếu tố ảnh hưởng khi mang thai
- Vẹo cột sống còn có thể do khi còn ở trong bụng mẹ, bào thai phát triển nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể mẹ khiến bào thai bị chèn ép gây vẹo xương cột sống.
- Hoặc trong thời gian mang thai, người mẹ tiếp xúc với hóa chất, ăn thực phẩm gây dị tật cho thai nhi.
- Hoặc nếu tử cung của người mẹ hẹp nên khi sinh làm chèn ép cột sống của em bé.
3.3. Cong vẹo cột sống ở trẻ em
Trẻ em ở tuổi đi học nếu bị vẹo cột sống thì có thể do mang cặp quá nặng, tư thế ngồi học sai nên khiến cột sống bị vẹo.
3.4. Cong vẹo cột sống ở người trưởng thành
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở người trưởng thành có thể do nguyên nhân vô căn và do thoái hóa.
- Nguyên nhân vô căn gây vẹo cột sống ở người trưởng thành có thể là do đã có bệnh từ thời bé và tiếp diễn ở tuổi trưởng thành.
- Thoái hóa cũng là nguyên nhân gây vẹo cột sống do cột sống, đĩa đệm, viêm khớp, sụp lún các đốt sống. Bạn sẽ thay đổi dáng ngồi, dáng ngồi khi bị đau, lâu ngày ảnh hưởng đến cấu trúc và khớp ban đầu dẫn đến vẹo cột sống.
4. Triệu chứng cong vẹo cột sống
Vẹo cột sống thường không gây đau và khó chịu cho bạn nên các dấu hiệu thường không rõ ràng cho đến khi được bác sĩ khám. Tuy nhiên bạn có thể căn cứ vào một số triệu chứng dưới đây:
- Gai đốt sống không thẳng hàng
- Hai vai cao thấp không đều, bên cao bên thấp
- Xương bả vai nhô ra bất thường, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau.
- Vùng eo hai bên giữa cánh tay và thân người có độ rộng hẹp không giống nhau.
- Xương sườn lồi lên, thắt lưng mất cân đối.
- Gù, lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả về trước hoặc ưỡn, bụng xệ, thân trên ngả ra sau.
- Cơ thể mất cân đối vì khi lệch vẹo xương sườn nặng thì cơ thể bị nghiêng hẳn về một bên
- Hình ảnh cột sống cong rõ ràng.
5. Hậu quả của cong vẹo cột sống
Vẹo cột sống sẽ gây ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn làm cơ thể mất cân đối, rối loạn tư thế, dị dạng cơ thể, hạn chế hoạt động khiến bạn mất tự tin, mặc cảm về hình dáng của mình.
Với những trường hợp cong vẹo cột sống nặng sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như xẹp xương sườn khiến ngực bị lép, xẹp phổi làm giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở có thể dẫn đến suy tim, phù nề. Khung xương chậu biến dạng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Vẹo cột sống nếu không can thiệp và điều trị sớm sẽ trở thành dị tật cột sống, điều trị sẽ lâu hơn, khó khăn hơn và tốn nhiều chi phí hơn.
6. Chẩn đoán cong vẹo cột sống
Thông thường để chẩn đoán cong vẹo cột sống bác sĩ sẽ tiến hành các bước để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh:
- Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cúi cong người về phía trước, các bất thường ở cột sống sẽ được phát hiện tốt nhất khi bạn đang ở trong vị trí này.
- Cách này sẽ giúp xác định mức độ vẹo, độ mềm dẻo của cột sống và các triệu chứng của bệnh.
- Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp X – quang nhờ đó sẽ biết được các đốt sống bất thường và mức độ nghiêm trọng đường cong.
- Chụp cộng hưởng từ sẽ giúp đánh giá các mô mềm như đĩa đệm, tủy sống, thần kinh.
- Chụp cắt lớp vi tính có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về cột sống, hiển thị kích thước, hình dạng và vị trí của các đốt sống.
7. Cách chữa bệnh cong vẹo cột sống
7.1. Sử dụng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau là cách giúp giảm tình trạng đau đớn do cong vẹo cột sống gây ra. Có những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn nhưng cũng có những loại thuốc cần được kê đơn bởi các chuyên gia, bác sĩ. Do đó bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
7.2. Tập thể dục
Tập thể dục không chỉ giúp bạn có cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn giúp giảm các cơn đau do ống sống bị chèn ép gây nên. Bạn nên chọn bài tập, động tác tập phù hợp và bạn yêu thích. Với những người bị hạn chế thể lực thì có thể luyện tập cùng kỹ thuật viên, họ sẽ hỗ trợ bạn luyện tập.
7.3. Tiêm thuốc vào cột sống
Cột sống bị vẹo có thể kích thích hoặc gây áp lực lên các dây thần kinh trong và xung quanh cột sống nên làm bạn bị đau, tê và cảm giác ngứa ran từ vùng lưng dưới lan xuống bàn chân. Trong những trường hợp này, việc tiêm steroid và gây tê cục bộ trực tiếp vào lưng có thể giúp ích trong việc giảm đau. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng nên chỉ là giải pháp tình thế không thể điều trị khỏi hẳn được.
7.4. Nẹp cột sống
Nẹp cột sống sẽ giúp ổn định cấu trúc ống sống và giúp giảm đau cho bạn. Biện pháp này khá an toàn vì không hề xâm lấn và được đánh giá là phương pháp khá hiệu quả dành cho người bệnh không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.
7.5. Vật lý trị liệu
Trong điều trị cong vẹo cột sống, vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống mang đến kết quả tốt sẽ giúp bạn kéo giãn và giảm đau hiệu quả. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo kỹ thuật tập đúng và hiệu quả tối đa.
7.6. Phẫu thuật
Khi các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả thì phương pháp phẫu thuật mổ vẹo cột sống có thể được chỉ định. Thường các trường hợp bệnh nghiêm trọng, độ cong vẹo ngày càng nặng, các dây thần kinh cột sống bị chèn ép, bạn thường xuyên đau dữ dội, thuốc giảm đau không hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định.
Để điều trị tốt nhất bệnh vẹo cột sống bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng cong vẹo của cột sống, bạn nên bổ sung các dưỡng chất cần cho cơ thể và giúp việc điều trị được nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài cung cấp dưỡng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, Chondroitin… từ thực phẩm ăn hàng ngày thì bạn cũng có thể bổ sung thêm từ nguồn khác cũng an toàn và tăng hiệu quả hấp thu tối đa, đó là từ viên uống có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7 và các dưỡng chất tốt cho xương như Mangan, Magie, Silic, Sắt… Để điều trị vẹo cột sống không chỉ cần dưỡng chất tốt cho xương khớp, mà còn cần cả dưỡng chất để giúp giảm đau, cải thiện tình trạng chèn ép dây thần kinh nếu có từ viên uống có Ginkgo Biloba, Chondroitin, tiền vitamin B1… viên uống sẽ giúp giảm đau dây thần kinh, đau do thoái hóa xương khớp hiệu quả.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận