Bệnh loãng xương có mấy cấp độ
Nhiều người vẫn hiểu nhầm về cách phân loại và xác định mức độ loãng xương và thường có những câu hỏi như: “Loãng xương có mấy cấp độ”; Làm thế nào để biết được thế nào là “loãng xương độ 1” “loãng xương độ 2”, “loãng xương độ 3”. Thực ra, bệnh loãng xương được phân loại và mức độ nặng nhẹ theo một cách khác.
Cách phân loại bệnh loãng xương
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, loãng xương được chia thành hai loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Trong đó:
Loãng xương nguyên phát: là loại bệnh loãng xương xảy ra tự nhiên theo tuổi tác (quá trình thoái hóa xương sinh lý theo tuổi) hoặc do tình trạng mãn kinh ở phụ nữ gây ra. Ngoài ra không có nguyên nhân nào khác. Cơ chế gây bệnh là do quá trình lão hóa của các tạo cốt bào dẫn tới tiến trình mất xương từ sau tuổi 30.
Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 nhóm, đó là:
Loãng xương nguyên phát typ 2, thường gặp ở người già do quá trình hủy xương tăng trong khi quá trình tạo xương giảm do các tế bào sinh xương bị lão hóa theo tuổi, cùng với sự hấp thu canxi ở ruột cũng bị giảm theo tuổi và sự suy giảm nội tiết tố theo tuổi (ở cả nam và nữ).
Loãng xương nguyên phát typ 2 thường diễn biến chậm và âm thậm, xuất hiện muộn hơn. Tuy nhiên ngày nay, do tuổi thọ tăng nên số người cao tuổi bị loãng xương loại này cũng gia tăng nhiều hơn.
Loãng xương nguyên phát typ 1, xảy ra ở phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh. Nguyên nhân gây ra loại loãng xương này là do sự suy giảm đột ngột lượng nội tiết tố nữ Estrogen khi mãn kinh gây ra. Khi mức Estrogen (EstroG 100) bị sụt giảm xuống thấp ở tuổi mãn kinh, mỗi năm xương sẽ mất đi 1-3% khối xương, đây là giai đoạn mất xương nhanh. Với sự sụt giảm nội tiết gây mất xương nhanh như vậy, người phụ nữ thường đã bị loãng xương (mất khoảng 30% khối xương) sau 5 năm mãn kinh nếu không được chăm sóc tốt. Đến tuổi 80, phụ nữ có thể mất tới 40% khối xương và sẽ bị loãng xương nặng. Loãng xương nguyên phát typ 1 gặp nhiều ở phụ nữ từ sau 50 tuổi.
Loãng xương thứ phát: là bệnh loãng xương gây ra do các nguyên nhân được xác định, nó liên quan đến 1 số thói quen xấu, 1 số bệnh mãn tính hoặc liên quan đến một số loại thuốc phải dùng kéo dài. Loãng xương sẽ xảy ra sớm hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn, khó điều trị hơn nếu người bệnh có kèm thêm các yếu tố nguy cơ sau:
Bị mắc các bệnh mãn tính ở đường tiêu hóa như bị viêm đại tràng, viêm ruột, viêm loét dạ dày,… mãn tính làm giảm hấp thu canxi, vitamin D , Protein ở đường tiêu hóa.
Bị thiểu năng các tuyến sinh dục ở nam hoặc nữ như suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn,…
Bị mắc một số bệnh về nội tiết như cường tuyến giáp trạng, cường tuyến vỏ thượng thận, cường giáp trạng, bị đái tháo đường,…
Bị suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận lâu ngày gây tăng đào thải Canxi qua đường tiết niệu.
Bị các bệnh về xương khớp mãn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Phải sử dụng kéo dài một số loại thuốc gây tăng đào thải Canxi qua đường niệu và giảm hấp thu Canxi qua ruột như Corticoid, Insulin, thuốc chống đông Heparin, thuốc chống động kinh Dihydan,…
Một số người phải bất động quá lâu ngày do bệnh tật, nghề nghiệp (như du hành vũ trụ).
Phát hiện và xác định mức độ loãng xương bằng cách đo mật độ xương
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1994, tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe xương, để xác định loãng xương và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh bằng cách đo mật độ xương theo phương pháp đo bằng máy DXA . Khi đo mật độ xương, sẽ dùng 2 chỉ số là T-Score và Z-Score để đánh giá. Ví dụ:
+ Khi T-Score từ – 1SD trở lên thì xương bình thường.
+ Khi T-Score dưới – 1SD đến – 2,5SD, tức là đã bị thiếu xương (Osteopenia), hay tiền loãng xương.
+ Khi T-Score dưới – 2,5SD, tức là đã bị loãng xương (Osteoporosis).
+ Khi T-Score dưới – 2,5 SD kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương, tức là đã bị loãng xương nặng.
Nếu không có điều kiện đo mật độ xương, thì có thể xác định bệnh loãng xương khi có 1 số biến chứng hoặc triệu chứng lâm sàng như gãy xương sau chấn thương nhẹ, đau xương, đau cột sống thắt lưng,…
Khi đã xác định bị thiếu xương thì bạn cần có giải pháp dự phòng tích cực, còn nếu đã bị loãng xương thì ngoài việc điều trị bệnh và kiểm tra định kỳ và hỗ trợ điều trị tích cực, kiên trì, kéo dài trong suốt quãng đời còn lại.
Giải pháp dự phòng và hỗ trợ điều trị tích cực bệnh loãng xương là:
Chế độ dinh dưỡng phải chú trọng bổ sung Canxi và Protein cùng đa dạng các khoáng chất cần thiết cho xương khác như magie, kẽm, đồng, boron, silic, mangan,…. Canxi cần phải cùng cấp đủ từ 1.200 đến 1.500mg mỗi ngày (tương đương 4-5 cốc sữa). Ngoài ra, cần phải cung cấp đồng thời với vitamin D và MK7 để giúp Canxi hấp thu tối đa vào xương, trong đó vitamin D được hấp thu qua da khi phơi nắng, MK7 có nhiều trong đậu tương lên men (Natto). Nếu chế độ ăn hàng ngày bạn không thể cung cấp đủ thì nên sử dụng thêm viên uống thực phẩm chức năng chứa đầy đủ, cân đối các dưỡng chất kể trên.
Luyện tập thể thao vừa sức, đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút. Các môn thể thao tốt là Yoga, bơi lội, đi bộ,…
Nên tránh một số thói quen không tốt cho xương như lười vận động, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, ăn quá mặn,….
Để được tư vấn thêm về phương pháp “dự phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương”, hãy gọi(04).39.978.898 – 1900.545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư:songkhoe@bacsituvan.vn (Miễn Phí).
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia
Chưa có bình luận