Nguyên tắc vàng trong phòng và điều trị loãng xương

12/10/2015

Chưa có bình luận

3972 lượt xem

Loãng xương luôn để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh, gánh nặng cho gia đình và xã hội, nhưng đáng lo là bệnh này diễn biến rất âm thầm, chỉ khi nào bị gãy mới phát hiện ra mình bị loãng xương. Vì vậy làm thế nào để trút bỏ được gánh nặng bệnh loãng xương, không thể bỏ qua những nguyên tắc vàng từ giai đoạn phòng và điều trị.

Khi đặt sức khỏe xương lên bàn cân

Biến chứng của loãng xương rất nặng nề, hậu quả hàng đầu là gãy xương, chi phí để điều trị loãng xương lại rất lớn, theo các số liệu, ở Mỹ mỗi năm chi 14 tỷ dollar, còn ở Châu Âu chi 27 tỷ Euro mỗi năm cho điều trị bệnh loãng xương. Ở Việt Nam, chưa có con số chính xác nhưng tính tới năm 2013 nước ta có tới 2,8 triệu người bị loãng xương, biểu phí thuốc điều trị loãng xương cũng rất đắt, nếu để xảy ra biến chứng gãy xương thì khoản viện phí tối thiểu để giải quyết hậu quả này ước tính lên tới hơn 100 triệu đồng.

Theo PGS. TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm Khoa tim, thận, khớp, nội tiết – Nguyên Phó Giám đốc Quân y Viện 103, loãng xương là 1 trong những bệnh được cả xã hội quan tâm, do đó cần có ý thức phòng bệnh sớm. Hơn nữa, chi phí điều trị loãng xương rất lớn nhưng kết quả không thể đạt được như mong muốn, trong khi tính về hiệu quả kinh tế thì chi phí cho phòng ngừa loãng xương rẻ hơn rất nhiều.

Loãng xương là tình trạng giảm từ 30% khối lượng xương trở lên, tăng phần xương xốp, dễ nứt rạn và dễ biến chứng gẫy xương dẫn tới tàn phế, tử vong sớm. Đối với người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, cứ 100 phụ nữ thì có 20 người bị loãng xương, còn cứ 100 nam giới thì có 10 người bị loãng xương, khi đó đòi hỏi chi phí cho dịch vụ y tế phải tăng lên để phục vụ nhóm bệnh nhân này.

PGS Ngạn chia sẻ, bị loãng xương khiến chúng ta vận động khó khăn khi chưa gặp các biến chứng gãy xương ghé thăm, nhất là người cao tuổi còn kèm theo cả thoái hóa khớp, cứng khớp nữa thì khi loãng xương chắc chắn vận động rất khó khăn. Riêng vận động khó khăn sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề, đó là không hoạt động, không lao động, làm việc được, cuộc sống của người bệnh bị hạn chế, kém hiệu quả, bớt vui vẻ, giảm bớt hạnh phúc, rồi dễ mắc phải bệnh khác do nằm lâu. Nếu để xảy ra biến chứng thì việc điều trị vừa tốn kém, vừa chắc chắn người bệnh không thể vận động thoải mái trở lại được.

Giá trị của những nguyên tắc vàng giúp đẩy lùi loãng xương

Nguyen tac vang trong phong va dieu tri loang xuong

Theo PGS. Ngạn, nguyên tắc vàng đầu tiên là phải dự phòng loãng xương ở bất kỳ độ tuổi nào. Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu tuổi trưởng thành khối lượng xương đỉnh vượt trên 10% thì đã dự phòng được tới 50% các tai biến về gãy xương do loãng xương.

Nếu chẳng may đã bị loãng xương rồi, theo PGS. Ngạn, nguyên tắc vàng thứ 2 là phải phòng ngừa các biến chứng của bệnh, do loãng xương diễn biến rất âm thầm, nên với người cao tuổi khi tự dưng thấy mình hay bị chuột rút, bị đau ở các ống xương dài, tê bì thì việc đầu tiên phải đi khám ở các cơ sở y tế, khi đã phát hiện loãng xương thì cần có phương pháp đề phòng biến chứng.

Bởi nếu gãy xương, nhất là gãy cổ xương đùi thì phải nằm lâu, dễ bị viêm phổi, nên có thể tử vong vì viêm phổi trước, do hậu quả của loãng xương để lại, hay bị viêm đường tiết niệu thì có nguy cơ tử vong vì suy thận, PGS. Ngạn cảnh báo. Đến lúc định hình được lại chỗ xương gãy, thì cũng phải mất thời gian dài tập luyện để vận động bình thường trở lại.

Nguyên tắc vàng thứ 3 trong phòng và điều trị loãng xương chính là cần phải hiểu đúng về chế độ dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe xương kết hợp với chế độ luyện tập, sinh hoạt khoa học. PGS. Ngạn cho biết, nhiều người nghĩ loãng xương là do thiếu canxi, nhưng thực tế, chế độ dinh dưỡng của chúng ta hiện nay không hề thiếu canxi, nhưng canxi có được hấp thu, có được vận chuyển vào đúng chỗ xương đang loãng để điều trị loãng xương hay không thì lại là điều khác. Bởi nếu không có vitamin D3, thì lượng canxi đưa vào cơ thể chỉ có 10% được hấp thu, có đủ vitamin D cũng chỉ hấp thu được tối đa 40%. Ngoài ra, canxi, vitamin D, rất cần có sự đi cùng của vitamin K2 (MK7), giúp vận chuyển canxi tối đa đến đúng đích, còn giúp cho cơ thể chống lại các bệnh tim mạch.

Đối với phụ nữ, vai trò của estrogen rất quan trọng đối với xương, bởi estrogen tham gia tích cực vào việc vận chuyển và đặc biệt gắn kết canxi vào tế bào khung xương, estrogen còn có tích cực nữa là tác động trên tủy xương để sản xuất ra các tạo cốt bào, nên khi tuổi còn trẻ, tuyến sinh dục hoạt động tốt, estrogen tiết ra đầy đủ thì phục vụ rất tốt cho phát triển tế bào xương, khung xương và gắn canxi vào xương.

Phụ nữ khi mãn kinh, estrogen giảm hẳn không còn chất để vận chuyển, gắn canxi vào xương, đồng thời không còn estrogen để kích thích tủy tạo cốt bào nữa. Chính vì thế, để dự phòng loãng xương đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì ngoài sử dụng việc bổ sung canxi và các vi chất khác thì không thể quên bổ sung estrogen đã bị thiếu hụt. Một loại estrogen an toàn và hiệu quả bậc nhất hiện nay được thế giới công nhận là EstroG-100, đây là estrogen có chiết suất từ 3 loại thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu.

Mặc dù y học phát triển, việc điều trị loãng xương có nhiều cải thiện, nhưng đây vẫn là điều trị phức tạp, tốn kém và phiền hà. Tốt nhất nên có ý thức phòng bệnh sớm, nếu phát hiện bệnh sớm thì nên có ý thức phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra, đó chính là nguyên tắc vàng trong chăm sóc sức khỏe xương.

Để được tư vấn thêm về phương pháp phòng và điều trị các bệnh xương khớp, hãy gọi (04).39.978.898 – 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn (Miễn Phí).

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

[vivafbcomment]

Chưa có bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status