Bị loãng xương ở mức độ bình thường có ảnh hưởng đến việc có con ?

06/05/2015

Chưa có bình luận

6728 lượt xem

Chuyên gia:

Ths.Bs Vũ Văn Lực

Tôi năm nay 24t đã lập gia đình và cũng có kế hoạch có con trong năm nay, nhưng sức khỏe tôi rất yếu, vừa rồi có bên enlin về đo mức độ loãng xương miễn phí thì chị ta bảo tôi bị loãng xương ở mức độ trung bình rồi. bản thân tôi thì dạo này lúc sáng mới ngủ dậy người tôi rất mệt mỏi, đặc biệt là hai cánh tay tôi mỏi kinh khủng, tôi cố cầm nắm một cái gì đó cũng không thể. nhưng khi tỉnh dậy thì nó lại bình thường, tình trạng như vậy có ảnh hưởng đến việc có con của tôi không. tôi phải làm thế nào để chấm dứt được.
Xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn! Loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là có nguy cơ gãy xương. Cho đến nay phương pháp đo mật độ xương được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, đo mật độ xương ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi là có giá trị nhất. Vì hai vị trí này vừa chẩn đoán chính xác loãng xương vừa dự đoán được nguy cơ lún xẹp đốt sống và nguy cơ gãy cổ xương đùi.

Theo nguyên nhân, có thể chia ra làm hai loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

– Loãng xương nguyên phát: là loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ hoặc loãng xương do tuổi tác

+ Loãng xương sau mãn kinh: gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, không tìm thấy nguyên nhân gì khác ngoài yếu tố mãn kinh ở phụ nữ.

+ Loãng xương do tuổi tác: do hiện tượng mất xương theo tuổi, tuổi càng cao tình trạng mất xương càng nhiều. Gặp ở cả nam và nữ sau 70 tuổi.

– Loãng xương thứ phát: loãng xương là hậu quả của một số bệnh. Thường gặp trong các bệnh suy sinh dục, cường vỏ thượng thận, dùng nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài, cường cận giáp, cường giáp, rối loạn hấp thu, thiếu calci, bất động kéo dài, điều trị bằng heparin kéo dài.

Loãng xương thường không có triệu chứng gì, khi mật độ xương giảm trên 30% mới có triệu chứng. Một số trường hợp có biểu hiện như đau, nếu nặng có lún xẹp đốt sống, cong vẹo cột sống, còng lưng, gãy xương, có thể ngã nhẹ cũng gãy xương, gãy cổ xương đùi để lại hậu quả nặng nhất có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.

Nếu bạn không mắc bệnh gì mạn tính, không sử dụng thuốc corticoid kéo dài, ở tuổi 24 khả năng loãng xương là không cao. Muốn biến được có loãng xương hay không phải đo mật độ xương.

Thông thường, ở phụ nữ tuổi 30 có mật độ xương đạt cao nhất. Từ 35 – 40 tuổi trở đi bắt đầu có giảm mật độ xương, thường mỗi năm mật độ xương giảm 0,1% -0,5%/ năm (còn gọi là giai đoạn mất xương chậm).

Giai đoạn mãn kinh: trung bình mất xương 1 -3%/ năm, kéo dài trong khoảng 5 -10 năm sau khi hết kinh.

Để dự phòng loãng xương, áp dụng các biện pháp sau đây:

– Thể dục thể thao, hoạt động thể lực rất quan trọng đối với việc củng cố chất lượng bộ xương. Cần duy trì các bài tập thể dục thông thường có chịu đựng sức nặng của cơ thể (đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, tennis…), các bài tập tăng sức mạnh của cơ (bài tập kháng lực, nhấc vật nặng, cử tạ…) nếu không có chống chỉ định (lưu ý là bơi không có tác dụng phòng chống loãng xương).

– Cần đảm bảo chế độ ăn giầu calci, các vitamin và khoáng chất trong suốt cuộc đời, kể từ khi còn nằm trong bụng mẹ, thời niên thiếu và bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu cần thiết có thể bổ sung calci, vitamin D, vitamin K2 dưới dạng thuốc. Tránh hút thuốc là và uống rượu. Thức ăn có chứa calci có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, hải sản… Thức ăn giầu vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây…

Việc áp dụng chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và áp dụng các biện pháp luyện tập thể dục thể thao là các biện pháp dự phòng loãng xương đơn giản và hiệu quả nhất.

Biểu hiện như của bạn, nhiều khả năng là bị suy nhược cơ thể. Bạn hãy tăng cường chế độ ăn giầu dinh dưỡng, tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Nếu không có bệnh lý gì mạn tính kèm theo, việc có thai và sinh con là hoàn toàn có thể, ( ngay cả bị loãng xương vẫn hoàn toàn có thể có thai bình thường).

Ths.Bs Vũ Văn Lực

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Chưa có bình luận

Bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status