Tôi cần tư vấn về bệnh loãng xương ?

01/07/2015

Chưa có bình luận

6680 lượt xem

Câu hỏi từ bạn đọc gửi:

Tôi giới tính nam sinh năm 1975, nhân viên ngành điện làm việc trong văn phòng, tôi thương bị tiêu chảy và bón, nhưng khoảng 3, 4 năm nay tôi thường bị đau nhiều dọc phần cơ kề bên xương sống mà không rõ nguyên nhân, cho dù tôi không làm gì nặng nhọc.

Tôi cần tư vấn về bệnh loãng xương, cách xác định và điều trị hiệu quả nhất khi bi loãng xương. Xin cám ơn

From: Phạm Công Toàn <alextoan…@gmail.com>

Câu trả lời từ: Bác sĩ Vũ Văn Lực

Chào bạn,

Loãng xương là hậu quả của quá trình suy giảm mật độ xương (còn gọi là mất xương).

Xương luôn được tái tạo trong suốt cuộc đời mỗi người, các tế bào xương mới liên tục được tạo ra và thay thế cho các tế bào đã già cỗi, đó chính là hai quá trình tạo xương và hủy xương.

Khi quá trình hủy xương lớn hơn quá trình tạo xương, sẽ xảy ra quá trình suy giảm mật độ xương (mất xương).

Quá trình mất xương thường xảy ra ở độ tuổi sau 30. Từ 35 – 40 tuổi, sự mất xương sinh lý xảy ra thường xuyên, mật độ xương giảm khoảng 0,1% – 0,5% mỗi năm. Giai đoạn này gọi là thời kỳ mất xương chậm.

Giai đoạn mất xương nhanh xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, người cao tuổi hoặc người có các yếu tố nguy cơ cao.

Quá trình mất xương diễn ra âm thầm, ít biểu hiện, đến khi có dấu hiệu lâm sàng thì đã bị loãng xương, mà hậu quả cuối cùng là gãy xương. Để phát hiện, phương pháp chẩn đoán thông dụng là đo mật độ xương (đo độ loãng xương).
Những biểu hiện có thể nhận biết khi có suy giảm mật độ xương và loãng xương là:

  • Đau nhức xương: Đau nhức các đầu xương, đau nhức mỏi dọc các xương dài, đau nhức như châm chích toàn thân, đau tăng về đêm và nghỉ ngơi không hết.
  • Đau cột sống: Đau thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.
  • Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao.
  • Các triệu chứng toàn thân, thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, chuột rút, ra mồ hôi.

[quote]Và, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ có thể bị giảm đáng kể.[/quote]

Dựa vào nguyên nhân, loãng xương có thể phân thành hai loại:

1. Loãng xương tiên phát (do quá trình thoái hóa xương theo tuổi): Là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi vì ba lý do cơ bản sau:

– Các tế bào tạo xương bị lão hóa,

– Hạn chế sự hấp thụ và chuyển hóa Canxi từ ruột vào máu và từ máu vào xương,

– Suy giảm các Hormon sinh dục.

2. Loãng xương thứ phát: là loãng xương do các yếu tố nguy cơ, làm nặng thêm tình trạng loãng xương do tuổi, có thể xảy ra cả với người trẻ. Các yếu tố nguy cơ như: Kém phát triển thể chất từ nhỏ, ít hoạt động hoặc bất động, phụ nữ sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh mãn tính đường tiêu hóa, các bệnh nội tiết (bệnh tuyến giáp, tiểu đường,…), bị suy thận mãn, bệnh xương khớp mãn tính hoặc sử dụng một số thuốc gây ức chế hấp thu Canxi và tăng đào thải Canxi như Corticoid, Insulin,…

Điều trị hiệu quả bệnh loãng xương

Khi đã bị loãng xương, phải điều trị tích cực và lâu dài. Các thuốc điều trị thường rất đắt tiền và không giúp điều trị bệnh triệt để, mà chỉ giúp cho bệnh không nặng thêm, hạn chế biến chứng. Chính vì vậy, cần phải điều trị càng sớm càng tốt khi có tình trạng giảm mật độ xương hoặc loãng xương và phòng bệnh là quan trọng nhất. Việc này giúp cho con người kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên tắc vàng của việc phòng và điều trị sớm loãng xương là:

– Có chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý với đầy đủ Protein và khoáng chất, lưu ý bổ sung dinh dưỡng giàu Canxi và các khoáng chất cần thiết cho xương.

– Duy trì nếp sống lành mạnh, năng động, kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực, giải trí ngay từ khi còn trẻ đến khi tuổi cao, tránh các thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương như uống nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá, ăn kiêng quá mức, ít vận động,…

– Nếu bản thâncó các yếu tố nguy cơ cao hoặc ngay từ khi mới phát hiện bị loãng xương, hoặc có hiện tượng giảm mật độ xương (thường xảy ra sau tuổi 30), Hãy bổ sung Canxi, các khoáng chất và các chất tạo xương cần thiết cho sức khỏe xương (Đó là: Magie, đồng, kẽm, Boron, Mangan, Silic, DHA, Quercetin). Đồng thời, giúp cho Canxi và các khoáng chất hấp thu tốt từ ruột vào máu (nhờ vitamin D) và giúp hấp thu các chất này từ máu vào xương (nhờ MK7). Các chất kể trên đều có trong thành phần của sản phẩm Vững cốt .

– Phải kiểm tra định kỳ về mật độ xương, đặc biệt ở những người sau 50 tuổi và những người có yếu tố nguy cơ cao gây loãng xương.

Trường hợp của bạn:

Bạn ở độ tuổi đã có tình trạng suy giảm mật độ xương. Đồng thời, có yếu tố nguy cơ mất xương nhanh là bệnh tiêu hóa (Tiêu chảy, táo bón ngăn cản hấp thu Canxi tại ruột, đồng thời người bị bệnh thường bị tiêu chảy khi uống sữa).
Các biểu hiện của bạn, có thể lý giải là tình trạng mất xương nhanh gây thoái hóa xương khớp, gây đau, đồng thời chỗ thoái hóa chèn vào dây thần kinh gây nên hội chứng kích thích rễ thần kinh: có thể đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa,…

Lời khuyên dành cho bạn là:

– Kiểm tra ngay mật độ xương để xác định sức khỏe xương hiện nay. Duy trì việc kiểm tra định kỳ hàng năm về mật độ xương.

– Đầu tư cho xương của bạn và phòng ngừa loãng xương ngay từ hôm nay bằng cách sử dụng sản phẩm giúp xương chắc khỏe hàng ngày (Là giải pháp tốt nhất, đặc biệt khi bạn không uống được sữa). Nên lựa chọn Vững Cốt Vinh Gia cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể thao hàng ngày, tránh xa các thói quen xấu như sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,…

– Để điều trị tình trạng đau của bạn, nên dùng thêm sản phẩm Vindermen ngày 2v chia 2 lần trong khoảng 03 tháng.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Tìm hiểu về Sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Vững Cốt Vinh Gia

, ,

Chưa có bình luận

Bình luận

Copyright © 2015 - 2017:Bản quyền thuộc về Vững Cốt Vinh Gia

Liên kết hay trên Vững Cốt: Vững cốt Vindermen | Bệnh thoái hóa khớp | Bổ sung canxi | MK7 là gì | MK7 | Thoát vị đĩa đệm | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Gai cột sống

Designed by Pridio

DMCA.com Protection Status